Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Trả lời bạn đọc tháng 1
Ngày đăng: 31/01/2015

1. Bạn Hoàng Mai, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa hỏi: có phải trong mọi trường hợp tai nạn đều phải có hình hiện trường hay gọi công an mới được bảo hiểm bồi thường?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Điều này không đúng. Thực tế khi có rất nhiều trường hợp tai nạn như xe máy va quẹt rồi chạy mất, bên người phạm lỗi hăm dọa không bồi thường, tai nạn ở những vùng quê hẻo lánh..Rất khó để thực hiện đúng quy tắc bảo hiểm.Trong những trường hợp như vậy hoặc tương tự bảo hiểm luôn có những phương pháp hỗ trợ để khách hàng có được sự hỗ trợ hợp lý nhất. Điều quan trọng là phải báo liền cho bảo hiểm ngay lúc đó và mô tả đúng tình trạng để cùng phối hợp giải quyết có lợi nhất cho chủ xe.

2. Bạn Thanh Minh, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hỏi: khi tôi gọi bảo hiểm thường sẽ đợi bảo hiểm ra rất lâu và gây khó khăn cho tôi?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Không phải trường hợp nào bảo hiểm cũng phải ra hiện trường để giám định chụp hình. Chủ xe hoàn toàn có thể tự chụp bằng phương tiện mình đang có theo sự hướng dẫn của bảo hiểm. Tùy trường hợp thực tế bảo hiểm mới quyết định có giám định viên ra hiện trường, và sẽ có những giám định viên gần khu vực tai nạn nhất để hỗ trợ khách hàng một cách nhanh nhất.

3. Bạn Phương Anh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hỏi: khi tai nạn mà lỗi thuộc về tôi thì bảo hiểm sẽ không bồi thường?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Ngược lại, chính chủ xe lỗi bảo hiểm mới bồi thường cho chủ xe. Tuy nhiên không phải lỗi nào cũng được bồi thường đủ ví dụ vượt đèn đỏ, có nồng độ cồn.. bảo hiểm sẽ từ chối hoặc từ chối một phần. Chủ xe nên tham khảo thêm ở quy tắc bảo hiểm xe cơ giới.

4. Bạn Minh Tâm, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hỏi: bảo hiểm luôn điều tra chủ xe để tìm sơ hở từ chối bồi thường?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Rất nhiều chủ xe nghĩ như vậy nên nhiều lúc cố tình khai báo sai sự thật để được bồi thường nhanh và đủ. Nhưng thực tế không phải vậy, giám định viên luôn đứng về phía khách hàng và hỗ trợ khách hàng để được quyền lợi cao nhất.Và đừng bao giờ cố gắng nói không đúng sự thật với bảo hiểm vì giám định viên được huấn luyện rất kỹ và khá nhạy bén với những trường hợp tai nạn trên.

5. Bạn Xuân Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hỏi: đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? DNBH có bảo hiểm cho trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính không?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

          a) Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm TNDS nói chung là những hậu quả pháp lý mà luật dân sự quy định đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ dân sự nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự đó và vì thế phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền (tổ chức, cá nhân khác).

          Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải  chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền). Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

          Trong các hậu quả pháp lý theo quy định về TNDS có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo điều 307, mục 3, chương XVII, Bộ Luật dân sự CHXHCN Việt nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần:

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.

- Trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

Như vậy, đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm TNDS nếu nói cụ thể hơn chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về TNDS của luật pháp.

b) Bảo hiểm trách nhiệm nhìn chung không bảo hiểm cho các loại trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính.

6. Bạn Ngọc Anh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hỏi: thế nào là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng đ­ược xác định dựa trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự hình thành theo thoả thuận giữa các bên trong một hợp đồng. Bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện khômg đúng nghĩa vụ đó sẽ phải bồi thường cho bên kia.

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự do luật dân sự quy định cho các chủ thể. Hành vi gây hại không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của bất kỳ hợp đồng nào. Việc xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở quy định chung của luật dân sự.

          ▪ Ví dụ: xe tải chở hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa chủ xe tải và chủ hàng. Xảy ra sự cố trên đường do lỗi của chủ xe tải dẫn đến thiệt hại của hàng chuyên chở; thiệt hại về xe và người của một người đi xe máy. Trường hợp này đã phát sinh trách nhiệm của chủ xe tải ở cả 2 loại: trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa đối với thiệt hại của chủ hàng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với thiệt hại của người đi xe máy.

7. Bạn Trí Trung ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình hỏi: trên thị trường bảo hiểm Việt nam hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm đang cung cấp những loại sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự nào?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Có nhiều loại sản phẩm TNDS, đó là:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với ngư­ời thứ ba;

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách;

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển;

- Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba của doanh nghiệp xây dựng;

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự  của chủ tàu biển;

- Bảo hiểm trách nhiệm trong bảo hiểm đóng tàu;

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thuyền khác (tàu ven biển, tàu sông, tàu cá..);

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa;

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển tổng hợp;

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không;

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp  trong các lĩnh vực như­ là t­ư vấn pháp luật, t­ư vấn tài chính, kiểm toán, tư vấn đầu tư, thiết kế xây dựng, cung cấp dịch vụ y tế, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm…;

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động;

- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm;

- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng;

- Bảo hiểm trách nhiệm giám đốc, nhân viên;

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ vật nuôi.

….

8. Bạn Kim Thương, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận hỏi: đối với hợp đồng bảo hiểm TNDS, người được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường là người tham gia bảo hiểm hay là nạn nhân bị thiệt hại về người và/ hoặc tài sản trong sự kiện bảo hiểm?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Tổ chức, cá nhân có tài sản hoặc tính mạng, sức khỏe trực tiếp bị thiệt hại trong các sự kiện bảo hiểm được gọi là bên thứ ba của hợp đồng bảo hiểm TNDS. Ng­ười đ­ược bảo hiểm là tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại của bên thứ ba theo quy định về TNDS của luật pháp (thông thường đó chính là người ký kết hợp đồng bảo hiểm). Khi phát sinh sự cố được bảo hiểm, ng­ười đ­ược bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba theo quy định về trách nhiệm dân sự còn doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho ng­ười đ­ược bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm. Cũng có trường hợp theo pháp luật hoặc thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi th­ường trực tiếp cho bên thứ ba.

9. Bạn Lâm Chí Dũng, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương hỏi: có sự khác nhau giữa trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối với thiệt hại của bên thứ ba và trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người được bảo hiểm  không?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Tùy theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm và nhìn chung:

Phạm vi các loại thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối với thiệt hại của bên thứ ba có thể rộng hơn so với các loại thiệt hại mà DNBH có trách nhiệm bồi thường.

▪ Ví dụ: Nếu là bảo hiểm cho loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người được bảo hiểm, khi bên thứ ba bị thiệt hại về tài sản, theo quy định của luật dân sự CHXHCN Việt nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người được bảo hiểm phải bồi thường:

1. Tài sản bị mất

2. Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại

Tuy nhiên, tùy theo từng loại sản phẩm mà khoản bồi thường liên quan đến thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản DNBH có thể không nhận trách nhiệm bồi thường.

Số tiền bồi thường của DNBH có thể nhỏ hơn số tiền mà ng­ười đ­ược bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba do giới hạn trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

                                                          CỤC CẢNH SÁT GIAO THÔNG

EMC Đã kết nối EMC
Back to top