Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Nghiên cứu - Trao đổi
Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo về thiết bị kiểm tra nồng độ cồn bằng khí thở
Ngày đăng: 10/02/2020
Khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới cho thấy đến nay trên thế giới và tại Việt Nam chưa có bằng chứng cho thấy việc sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn bằng khí thở có thể gây lây nhiễm bệnh, nhất là nCoV.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (n-CoV) gây ra, dư luận quần chúng nhân dân có nhiều ý kiến băn khoăn, lo ngại về việc sử dụng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông có thể lây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là nCoV, ngày 31/1, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Y tế có ý kiến chính thức về việc này để công khai cho nhân dân được biết.

Ngày 4/2, Bộ Y tế đã có văn bản khẳng định việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tương tự như đối với các hoạt động, công việc giao tiếp thông thường khác của người dân. Đến nay trên thế giới và tại Việt Nam chưa có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về nguy cơ lây nhiễm của các loại hình giao tiếp nêu trên.

Chưa có bằng chứng cho thấy thổi nồng độ cồn gây nhiễm dịch bệnh.

Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như dùng riêng ống thổi cho từng người, sát khuẩn thiết bị đo, lực lượng làm nhiệm vụ tuân thủ đúng quy trình thao tác và người dân tuân thủ hướng dẫn của cảnh sát giao thông thì sẽ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo.

Tại những thời điểm có dịch bệnh như dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV hiện nay, hoạt động kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở phải được thực hiện đúng quy trình. Lực lượng Cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ cần áp dụng thêm các biện pháp bảo hộ cá nhân và tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế về phòng, chống dịch bệnh để bảo đảm an toàn, giảm đến mức thấp nhất nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nói chung và nCoV nói riêng cho bản thân và người dân.

Đồng thời, tùy theo diễn biến và các mức độ nguy cơ của dịch bệnh (ví dụ  như khi công bố dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp), Bộ Công an báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án thích hợp cho việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

Đồng tình với quan điểm của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới cho rằng: Việc thực thi Luật Giao thông đường bộ và các quy định pháp luật khác, trong đó có Quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và các văn bản dưới luật có liên quan nên được tiếp tục.

Thực hiện các biện pháp bảo hộ phù hợp để bảo đảm an toàn phòng dịch bệnh nCoV.

Cần thực hiện các biện pháp bảo hộ phù hợp để bảo đảm an toàn, giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh cho người thực thi công vụ, người tham gia giao thông và cho cộng đồng bất cứ khi nào tiến hành hoạt động kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông.

ĐQ

Các tin khác liên quan
EMC Đã kết nối EMC
Back to top