Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Cảnh sát giao thông 24/7
Chế tài xử lý hành vii chống CSGT chưa thuyết phục
Ngày đăng: 21/07/2009
Nếu hành vi chống CSGT nhưng chưa gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản thì khi thụ lý, cơ quan tố tụng cho rằng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng hậu quả về tinh thần là rất lớn, khó đong đếm bằng vật chất lại chưa được xác định đầy đủ.

 Quy kết hành vi chống người thi hành công vụ: Chưa đủ, chưa sát

Hiện các vụ chống CSGT nếu đủ yếu tố xác định trách nhiệm hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng thường truy tố về tội "chống người thi hành công vụ", quy định tại Điều 257, BLHS.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, việc truy tố các bị cáo theo tội danh này chỉ đảm bảo yêu cầu trong các trường hợp chống CSGT chưa gây hậu quả lớn hoặc không có các thủ đoạn nguy hiểm (dù thủ đoạn đó chưa xảy ra hậu quả vật chất như thiệt hại về người, sức khỏe, tài sản).

Điều 257 - BLHS quy định mặt khách quan của hành vi "dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật" và chế tài khung cơ bản "phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm".

Hầu hết, các vụ chống CSGT khi xử lý hình sự thì bị truy tố ở khung cơ bản và mức án treo áp dụng khá phổ biến. Căn cứ để tòa áp dụng án treo theo điều khoản này là do hậu quả chưa xảy ra (chưa gây chết người hoặc thương tích nặng, nếu chỉ trầy xước, thương tích dưới 11% thì thương tích không được tính yếu tố tăng nặng) nên chỉ áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo hoặc trên dưới 1 năm tù giam là "đủ sức răn đe".

Chẳng hạn vụ Phan Bách Lương (Hà Nội) bị truy tố tội "chống người thi hành công vụ" do sử dụng vũ lực tấn công CSGT nhưng chỉ bị phạt 8 tháng tù cho hưởng án treo. Đối tượng Bùi Đức Hậu (Long An) dư luận rất bức xúc nhưng sau đó cũng chỉ bị xử phạt 9 tháng tù.

Thượng sỹ Trịnh Hùng Thắng bị xe BMW húc thẳng, nhưng việc xử lý thủ phạm chưa thực sự nghiêm.

Theo chúng tôi, việc tòa án xác định hậu quả làm căn cứ để định tội là cần thiết. Tuy nhiên, khi xem xét các vụ chống người thi hành công vụ nói chung, chống CSGT nói riêng, hậu quả ở đây không nên hiểu thuần tuý là hậu quả vật chất (gây chết người, thương tích, thiệt hại tài sản như hành vi đốt xe, phá hủy phương tiện của Cảnh sát).

Thực tế, nếu hành vi gây hậu quả chết người thì lái xe sẽ bị truy tố thêm về tội "giết người", nếu gây thương tích trên 11% thì bị truy tố thêm tội "cố ý gây thương tích". Nhưng cũng có một số nơi nếu gây thương tích cũng không truy tố thêm tội này mà đưa vào khoản 2 của tội "chống người thi hành công vụ" ở điểm d "gây hậu quả nghiêm trọng". Nếu áp dụng khoản 2 điều luật này thì khung hình phạt tối đa chỉ 7 năm tù.

Trong trường hợp truy tố thêm về tội "cố ý gây thương tích" thì tình tiết tăng nặng "gây hậu quả nghiêm trọng" ở khoản 2, Điều 257 thường được hiểu là gây hậu quả về tài sản như làm thiệt hại, hư hỏng phương tiện, cơ sở vật chất… Trong khi đó, hậu quả không xác định được bằng vật chất - hậu quả tinh thần trong các vụ chống CSGT là rất lớn nhưng chưa được đánh giá đúng mức.

Chúng tôi cho rằng, chính các vụ chống CSGT gây hậu quả nghiêm trọng về tinh thần. Điều này thể hiện ở chỗ: khách thể bị xâm hại là sự nghiêm minh của cơ quan bảo vệ pháp luật. Khi một CSGT bị tấn công, mức độ ảnh hưởng không chỉ đối với chiến sỹ đó mà quan trọng là ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, xâm hại khách thể là sự tôn nghiêm của luật pháp. CSGT là lực lượng vũ trang, bảo vệ pháp luật về an toàn giao thông, hành vi xâm phạm diễn ra nơi đông người (đường phố) nên rất nhiều người chứng kiến...

Do đó, nếu áp dụng theo khoản 1, Điều 257 như một số vụ tương tự trước đây, rõ ràng chưa đúng tính chất hành vi và chưa đủ sức răn đe. Về mặt hành vi, việc lao xe, lạng lách, đánh võng để hất Cảnh sát văng khỏi xe không đơn giản chỉ cấu thành mặt khách quan "cản trở người thi hành công vụ".

Hành vi cản trở thường được hiểu như không chấp hành mệnh lệnh, có hành vi ngăn cản không cho Cảnh sát lập biên bản, giữ xe, tụ tập gây sức ép… Khi lái xe đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe của Cảnh sát với thủ đoạn như trên, tính nguy hiểm lớn hơn rất nhiều hành vi cản trở thông thường.

Bị lăng mạ, xúc phạm danh dự: Cam chịu "sống chung"?!

Trong khi đó, việc xử lý hình sự đối với hành vi chống CSGT chiếm tỷ lệ không lớn. Đã có nhiều ý kiến phân tích giữa hình sự và dân sự trong xử lý đối tượng chống người thi hành công vụ. Thực tế, vi phạm trong lĩnh vực này khá đa dạng và không phải mọi hành vi chống CSGT đều xử lý hình sự.

Nhưng trong trường hợp không xử lý hình sự thì hiện chúng ta chưa có hình thức xử lý tương xứng đủ sức răn đe. Điển hình là hành vi lăng mạ, hạ nhục CSGT, CSTT. Pháp luật hiện không xác định chế tài hình sự và hành chính đối với hành vi lăng mạ bằng lời nói, cử chỉ mà chỉ là quan hệ trong giao tiếp, ứng xử. Đây chính là lý do khiến nhiều người vi phạm Luật Giao thông ngang nhiên lăng mạ, hạ nhục CSGT bằng các ngôn từ, cử chỉ rất bậy bạ, thậm chí có hành vi đê tiện khác.

Chứng kiến nhiều cảnh như vậy, chúng tôi thấu hiểu sự cam chịu của CSGT. Là quan hệ giữa người vi phạm và cơ quan pháp luật, ở đây không thể có sự đôi co lăng mạ giữa hai bên, ngược lại, trước thái độ khiếm nhã của người vi phạm, CSGT chỉ có thể giải thích, thuyết phục, khi không giải thích được nữa cũng đành bỏ ngoài tai những lời lẽ lăng mạ. Còn xử lý hành chính phải căn cứ lỗi của người vi phạm chứ không phải vì họ khiếm nhã, chửi bậy nên… phạt tiền, giữ xe.

Dư luận còn nhớ vụ 3 "yêu nữ" đèo nhau trên một xe máy, cả ba không đội mũ bảo hiểm, ngang nhiên đi qua trạm kiểm soát của CSGT, CSTT tại đường Phan Đình Phùng (Hà Nội). Khi bị tổ kiểm tra yêu cầu dừng lại, cô gái tóc vàng điều khiển đâm thẳng xe máy vào Trung úy Trần Khắc Hiếu, dùng lời lẽ lăng mạ hết sức bậy bạ, thậm chí hùng hổ cắn vào tay Trung úy Hiếu.

Đời thường, nhiều người vì câu nói xâm phạm đến nhau, họ có thể mất khả năng kiềm chế, nhiều khi xảy ra án mạng. Nhưng trong một môi trường như vậy, những chiến sỹ Cảnh sát dẫu rất chướng tai, gai mắt cũng đành "sống chung" và cam chịu.

Việc xử lý 3 "yêu nữ" này chỉ gồm các hành vi: không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, không mang giấy tờ xe. Còn lại, việc họ ngang nhiên lăng mạ và bỏ đi khi Cảnh sát lập biên bản, áp dụng điều gì xử lý khi ý thức của người vi phạm cũng chẳng còn!?

Gần đây, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan Cảnh sát gửi thông báo về cơ quan, đơn vị của người vi phạm giao thông, nhất là hành vi chống CSGT. Mục đích việc này nhằm phối hợp với cơ quan, tổ chức của người vi phạm, đảm bảo tính đồng bộ, nghiêm minh trong xử lý. Nhưng phần lớn người vi phạm pháp luật giao thông, đặc biệt chống CSGT không phải do cán bộ, công chức gây ra!

Xử lý vi phạm giao thông, chuyện đã trở nên phổ biến đối với người vi phạm khi họ "thuộc lòng" quy trình từ trình bày đến xin xỏ. Khi trình bày không đủ sức thuyết phục, người vi phạm chuyển sang xin, sử dụng "điện thoại nóng" tìm sự can thiệp, một số người tìm cách đưa mãi lộ...

Nếu vẫn bị xử lý, nhiều trường hợp thay đổi thái độ, từ trình bày, xin xỏ sang thách thức, lăng mạ, chống đối, hành hung CSGT.

EMC Đã kết nối EMC
Back to top