1. Chuyên mục Khởi hành Chào buổi sáng VTV1:
Hoàn thành đồng bộ hệ thống giao thông thông minh; dự kiến thay thế 505 bộ đèn đếm lùi; bỏ barie tại trạm thu phí cần sớm có cơ chế; giữ khoảng cách ăn toàn khi lái xe.
2. Tình hình TTATGT:
Ngày 17/3/2025, các báo Giao thông, Dân trí, Báo Mới, Tuổi Trẻ có tin:
+ Tài xế và chủ ô tô gắn biển số giả bị phạt hơn 50 triệu đồng: Trưa 16/3, Tổ tuần tra của Đội CSGT đường bộ cao tốc số 2 (Cục CSGT, Bộ Công an) khi kiểm soát trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua Km10 đã tiến hành dừng kiểm tra chiếc ô tô con mang biển số 30K-389.99 do vi phạm lỗi chuyển làn đường không xi nhan. Sau khi tra cứu, CSGT phát hiện chiếc xe nói trên đã gắn biển số giả nên lập biên bản xử lý các lỗi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc và điều khiển xe gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe. Trong trường hợp chủ phương tiện chính là anh Đ.V.V thì tổng số tiền phạt là 51 triệu đồng và trừ 12 điểm giấy phép lái xe. Đồng thời, cảnh sát tạm giữ phương tiện và tịch thu biển kiểm soát giả.
+ Phố cà phê đường tàu ở Hà Nội: nên giải tỏa hay giữ lại làm du lịch? Nằm tại 3 phường Cửa Nam, Hàng Bông, Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm) và một phần trên phường Điện Biên (quận Ba Đình) những năm gần đây phố cà phê đường tàu luôn là điểm check in hấp dẫn khách quốc tế khi đến Hà Nội. Trước thực trạng này, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị Hà Nội quản lý chặt chẽ, ngăn chặn hoạt động phục vụ khách du lịch gây mất an toàn trên tuyến đường sắt quốc gia. UBND TP Hà Nội cũng đã yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh lấn chiếm lòng đường sắt, mất an ninh an toàn trong khu vực. Các phường nơi có đường tàu đi qua cũng đã treo bảng cấm, lập rào chắn, cắt cử bảo vệ túc trực tại 2 đầu phía Trần Phú và phố Phùng Hưng nhưng con phố này vẫn luôn tấp nập khách vào ra.
Mặc dù quận đã tổ chức hàng loạt giải pháp, trong đó có việc yêu cầu 100% hộ dân ký cam kết không tái vi phạm, không bày bàn ghế cản trở giao thông nhưng tình trạng này vẫn tái diễn. Nguyên nhân là do sự hiếu kỳ của du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, muốn trải nghiệm cảnh tàu chạy qua trong khu đô thị, bất chấp cảnh báo nguy hiểm”, ông Tùng thông tin. Để giải quyết triệt để tình trạng này, ông Nguyễn Xuân Minh, Phó Chủ tịch UBND phường Điện Biên đề xuất cơ quan có thẩm quyền di chuyển tuyến đường sắt ra khỏi nội đô, hoặc giải tỏa khu vực dân sinh sống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt. Chung quan điểm, ông Trịnh Hoàng Tùng cũng cho rằng, việc di dời đường sắt ra khỏi nội đô là giải pháp triệt để để chấm dứt nguy cơ mất an toàn giao thông. “Tuy nhiên, đây là tuyến đường sắt quốc gia, việc di dời không chỉ liên quan đến Hà Nội mà cần có kế hoạch tổng thể cho toàn bộ hệ thống đường sắt Việt Nam, đòi hỏi nguồn lực rất lớn”, ông Tùng lo ngại.
+ Viện khoa học hình sự sáng chế ra “mắt thần” chống bỏ quên trẻ trên xe đưa đón: Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đã nghiên cứu, sản xuất thiết bị cảnh báo chống bỏ quên học sinh trên xe đưa đón và mới đây đã lắp trên 10 xe chuyên chở học sinh tại Vĩnh Phúc. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị là khi lái xe tắt máy, xuống xe bắt buộc phải có người đi về phía cuối xe để kiểm tra xem xe còn trẻ em hay không và ấn nút xác nhận. Nếu nút này không được ấn thì đồng nghĩa với việc xe chưa được kiểm tra và sau 3 phút, thiết bị sẽ đổ chuông và đèn nhấp nháy. Khi chuông đổ mà lái xe vẫn chưa nhấn nút , thiết bị sẽ tự động gọi điện đến số lái xe để thông báo về việc xe chưa được kiểm tra. Nếu lái xe vẫn không quay lại xe để kiểm tra, thiết bị sẽ quay số đến 2 người đã được đăng ký để thông báo. Từ đầu năm 2025, đơn vị đã bắt đầu sản xuất hàng loạt, bước đầu, sản phẩm hoạt động ổn định.
+ Lái tàu kể phút hãm phanh “phi thường” trước 2 phụ nữ thả dáng trên đường ray: Mới đây, vào ngày 12/3 tại khu gian Hướng Lại - Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), đoàn tàu 3206 đang đi đến km54 thì có 2 người phụ nữ thản nhiên bước trên đường ray chụp ảnh, mặc cho lái tàu phải phanh gấp và kéo còi liên tục. Đây là tình huống nguy hiểm vì khi tàu đang di chuyển, việc dừng khẩn cấp là điều khó thực hiện. Theo tìm hiểu của PV, đoàn tàu nêu trên đang chở hàng với 25 toa xe (cả đầu máy) di chuyển theo lộ trình ga Tiên Kiên (Phú Thọ) về ga Yên Viên (Hà Nội). Lái chính là anh Lê Ngọc Anh (43 tuổi), thuộc Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội. Mặc dù gặp nhiều tình huống, trường hợp ý thức rất kém, gây mất an toàn giao thông đường sắt, nhưng đây là lần đầu tiên anh anh chứng kiến tình huống vì chụp ảnh "sống ảo" mà thả dáng bất chấp trước mũi tàu hoả đang chạy. Tình huống trên buộc anh phải sử dụng hãm phi thường (hãm phanh cho tàu dừng lại hẳn). Theo anh Ngọc Anh, tại thời điểm trên, đoàn tàu đang di chuyển với vận tốc 40km/h, từ khoảng cách hơn 200m, anh đã phát hiện ra 2 người đứng trên đường ray nên đã liên tục kéo còi, giảm tốc. Mặc dù vậy, 2 người phụ nữ vẫn cố tình đi vào đường ray và buộc anh phải hãm phi thường. Khi tàu đi chậm dần chuẩn bị dừng lại, cách 2 người phụ nữ chỉ 10m, 2 người này chạy ra khỏi đường ray. "Tình huống như vậy nằm ngoài tầm kiểm soát của những người lái tàu như chúng tôi, rất may là chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Sau vụ việc trên, tôi đã báo cáo trực ban phía trước và sau tàu vẫn đảm bảo an toàn để đoàn tàu tiếp tục hành trình và về tới ga Yên Viên", anh Ngọc Anh nói.
+ Tạm giữ tài xế lái xe ngược chiều, đâm thẳng vào cảnh sát: Ngày 16/3, Cơ quan CSĐT – Công an TP Hải Phòng cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Phạm Xuân Thịnh (SN 1981, trú TP Thủy Nguyên) để điều tra, làm rõ hành vi “Chống người thi hành công vụ”. Trước đó, sáng 14/3, Phạm Xuân Thịnh điều khiển xe máy mang BKS 15G1-883.67 chở theo vợ di chuyển trên quốc lộ 10, đoạn qua địa phận TP Thủy Nguyên. Thời điểm này, tổ công tác thuộc Trạm CSGT Lưu Kiếm – Phòng CSGT Hải Phòng phát hiện Thịnh lái xe máy di chuyển ngược chiều đường nên ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, nam tài xế bất tuân hiệu lệnh, tăng ga đâm thẳng vào cán bộ CSGT đang làm nhiệm vụ. Vụ việc đang được Cơ quan CSĐT – Công an TP Hải Phòng đang tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ hành vi của tài xế để xử lý theo quy định.
+ Chân cầu Vĩnh Tuy bị lấn chiếm, bôi bẩn:
Cầu Vĩnh Tuy hiện đã hoàn thành cả hai giai đoạn, trong đó cầu giai đoạn 1 rộng 4 làn xe đã thông xe năm 2017, cầu giai đoạn 2 thông xe năm 2023. Cầu có tổng chiều dài hơn 5 km, trong đó phần cầu đi ở đường dẫn (cầu cạn) cả phần nội thành và Long Biên dài hơn 1 km. Tuy nhiên với cầu giai đoạn 1, sau gần 20 năm sử dụng, vừa qua đơn vị kiểm định độc lập cho biết các gối cầu trên các nhịp cầu chính vượt sông hoen gỉ, mố cầu tường đỉnh xuất hiện các vết nứt xiên và thẳng đứng. Cùng với đó, nhiều nhiều trụ cầu (chân cầu) nằm ở dưới gầm cầu đang bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích là trông giữ xe dịch vụ, hàng quán và là nơi tập kết hàng hóa, vật liệu xây dựng. Ảnh chụp gầm cầu Vĩnh Tuy phía nội thành Hà Nội. Thậm chí nhiều đoạn trụ cầu và gầm cầu còn đang là bãi tập kết của các loại xe có trọng tải lớn, việc này đã làm cho nhiều đoạn mặt và nền gầm cầu bị lún, nứt. Phía Long Biên, hiện trụ cầu và gầm cầu trong đó có trụ H74 - H78 cũng đang bị lấn chiếm, sử dụng sai chức năng. Với một số trụ cầu do hàng quán, kho bãi "quây" xung quanh đã làm cho nhân công, máy móc tiếp cận để duy tu, bảo trì khó, dẫn đến trụ cầu bị thấm nước.
+ Thủ tướng làm Trưởng BCĐ các công trình trọng điểm, dự án quan trong quốc gia lĩnh vực đường sắt: Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 15/3/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt. Theo Quyết định, việc thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt: Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn, Móng Cái - Hạ Long (Quảng Ninh) và các dự án đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, gồm: Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn, Móng Cái - Hạ Long (Quảng Ninh) và các dự án đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đối với các Dự án.
+ Bộ Xây dựng yêu cầu sớm hoàn thành điều hành cao tốc Bắc – Nam bằng ITS: Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu các Ban QLDA trực thuộc đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát điều hành giao thông của các dự án thành phần thuộc các Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025. Theo Bộ Xây dựng, mặc dù từ cuối tháng 12/2024 đến tháng 2/2025, Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) đã có nhiều chỉ đạo nhưng đến nay tiến độ triển khai hệ thống ITS, trạm thu phí và công trình kiểm soát tải trọng xe (hệ thống giám sát điều hành giao thông) của các dự án thành phần thuộc các Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 vẫn tiếp tục chậm so với chỉ đạo của lãnh đạo Bộ. Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ trong năm 2025, Bộ Xây dựng yêu cầu giám đốc các Ban Quản lý dự án: 2, 6, 7, 85, Thăng Long, Mỹ Thuận, đường Hồ Chí Minh nghiêm túc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định do chậm thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng.
Bộ Xây dựng giao Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giải quyết các nội dung công việc thuộc thẩm quyền đảm bảo đáp ứng tiến độ yêu cầu.
+ Đề nghị 12 địa phương sớm giao mặt bằng làm trạm dừng nghỉ cao tốc: Bộ Xây dựng vừa có công điện gửi UBND 12 tỉnh gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Hậu Giang, Kiên Giang đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và triển khai các dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Công điện do Bộ trưởng Trần Hồng Minh ký cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ về đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ, trong đó có nhiệm vụ xây dựng các trạm dừng nghỉ đảm bảo khai thác đồng bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) đã ban hành nhiều văn bản và công điện đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh công tác GPMB, đảm bảo tiến độ các dự án trạm dừng nghỉ. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án trạm dừng nghỉ chưa đáp ứng yêu cầu, nguyên nhân chủ yếu là do công tác GPMB chưa đáp ứng được tiến độ hợp đồng, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
+ Giao thông hỗn loạn, kẹt gần 5km trên Đại lộ Thăng Long: sáng ngày 17/3, đại lộ Thăng Long ùn tắc nghiêm trọng kéo dài vài cây số từ đoạn Đại lộ Thăng Long giao với Lê Quang Đạo vào hướng trung tâm thành phố. Cả 5 làn xe trên Đại lộ Thăng Long đều tắc dài, hàng trăm phương tiện nối đuôi nhau đoạn gần cầu vượt Vành đai 3. Đến 8h30, vẫn trong tình trạng tắc dài, các phương tiện di chuyển chậm chạp. Người tham gia giao thông khá mệt mỏi, nhiều người chấp nhận vi phạm giao thông, đi lên vỉa hè để thoát khỏi đoạn đường tắc cứng.
+ Dàn siêu xe ngang nhiên vượt đèn đỏ ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng: tối ngày 16/3, trên các trang mạng xã hội đăng tải video về một đoàn siêu xe chạy trên đường Nguyễn Văn Linh (TP Đà Nẵng). Khi đoàn xe ôtô đến nút giao với đường Phan Châu Trinh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), đèn tín hiệu giao thông bắt đầu chuyển từ xanh sang vàng, sau đó chuyển sang đỏ. Thấy đèn đỏ, các phương tiện khác đều giảm tốc độ và dừng lại. Tuy nhiên, đoàn xe này không dừng lại mà ngang nhiên vượt đèn đỏ. Theo hình ảnh được ghi lại, có khoảng 9 xe trong đoàn này đã vượt đèn đỏ. Việc đoàn xe ngang nhiên vi phạm giao thông, nguy cơ gây tai nạn khiến nhiều người bức xúc và mong muốn cơ quan chức năng xử lý nghiêm. Lãnh đạo Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an TP Đà Nẵng) cho hay, đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát xác minh, xử lý theo quy định.Sá
3. Tình hình TNGT:
Ngày 17/3/2025, các báo Giao thông, Báo Mới có tin:
+ Ô tô Mercedes tông 10 xe máy ở TP.Hồ Chí Minh: một nạn nhân tử vong: hồi17h15 ngày 16/3, bà Nguyễn Thị Thanh N (sinh năm 1984, trú tại TP Thủ Đức) điều khiển ô tô hiệu Mercedes biển số 51H-699.xx đã va chạm với 10 xe máy ở ngã tư Thủ Đức, thuộc đqại bàn phường Hiệp Phú (TP Thủ Đức). Hậu quả làm nhiều người bị thương, trong đó có chị H.T.T.T. bị thương nặng được Bệnh viện quân dân y miền Đông sơ cứu rồi chuyển lên Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Mặc dù được các bác sĩ cố gắng cứu chữa, nhưng bệnh nhân H.T.T.T. (28 tuổi, trú tại Đồng Nai) đã tử vong vào sáng cùng ngày. Qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan CSĐT xác định nữ tài xế điều khiển ô tô đi vào làn đường dành cho xe máy và có nồng độ cồn. Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân và giải quyết theo quy định.
+ Tai nạn liên hoàn giữa 4 phương tiện, một tài xế tử vong trong cabin: hồi 11h30 ngày 16/3, trên đường liên xã Đắk Mâm - Tân Thành (thuộc thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông), xe đầu kéo biển số tỉnh Lâm Đồng do tài xế Dương Văn Sỹ (SN 1995, ngụ xã Quảng Phú, Krông Nô) điều khiển, va chạm với xe tải BKS 79C - 145.95 đậu bên đường (chờ kéo xe tải BKS 37C - 058.39 bị hỏng). Cú va chạm mạnh làm xe đầu kéo lao sang lề bên phải, rơ-moóc lật ra đường, đập vào phần đầu xe tải BKS 51C - 522.32 do anh Tr.C.L (SN 1977, trú xã Tân Thành, Krông Nô) điều khiển, lưu thông chiều ngược lại. Hậu quả, anh Tr.C.L tử vong tại chỗ, cả 3 ô tô bị hư hỏng. Các lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân và giải quyết theo quy định.