Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / An toàn giao thông
Để giảm thiểu thiệt hại về người do tai nạn xe máy: Hãy đội mũ bảo hiểm
Ngày đăng: 17/04/2009
Tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay là một trong những vấn đề báo động hàng đầu. Ước tính thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông gây ra rất lớn (năm 2006 là 3616 tỷ đồng, tương đương 0,5% GDP).

Tuy nhiên nếu tính cả những tai nạn không thống kê được thì thiệt hại sẽ lên đến 8005 tỷ đồng (1,1% GDP). Tai nạn giao thông không chỉ là nỗi lo của chính phủ, là gánh nặng cho ngành y tế, giao thông, mà còn là vấn đề bức xúc của mọi người dân. Báo cáo này  là một phần trong kết quả nghiên cứu bước đầu của dự án “Đánh giá tình trạng sử dụng mũ bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn ở các đô thị lớn tại Việt Nam” do Mạng lưới Nghiên cứu thương tích giao thông đường bộ (RTIRN - Road Traffic Injuries Research Network) tổ chức với sự tham gia của 10 nước thành viên là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo triển khai việc đội mũ bảo hiểm bắt buộc trên phạm vi toàn quốc, nhờ đó mà thiệt hại về người do tai nạn giao thông có chiều hướng giảm xuống. Tuy nhiên thực trạng sử dụng mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn tại Việt Nam hiện nay còn bỏ ngỏ. Theo kết quả của một số cuộc điều tra tiến hành trên phạm vi cả nước trong năm 2008 thì 60% mũ trên thị trường (đặc biệt ở TP.HCM là 75%) không đạt tiêu chuẩn.

Thực trạng mũ bảo hiểm trên thị trường có dán tem kiểm định là một vấn đề đáng lo ngại. Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 1800 cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm, nhưng chỉ 125 cơ sở (chiếm 7%) đăng ký công bố mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc gia, 83% mũ dán tem công bố phù hợp tiêu chuẩn không đạt yêu cầu. Khảo sát tại thị trường cho thấy 80% mũ được dán tem nhưng không đạt tiêu chuẩn về lực va đập và hấp thu xung động, nên người sử dụng vẫn có thể bị chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra.

Hiện nay, việc sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh mũ chưa được quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng. Doanh nghiệp được tự do in tem CR dẫn đến hàng giả, nhái tràn lan.

Thực trạng các loại mũ bảo hiểm thời trang cũng là một vấn đề gây tranh cãi. Theo một kết quả điều tra, Việt Nam có khoảng 30 triệu người/86 triệu dân đội mũ bảo hiểm bắt buộc khi tham gia giao thông; 60% số này thường xuyên đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu; 40% đội để đối phó, trong đó 10% chọn dùng mũ bảo hiểm cách điệu. Một số mẫu mũ bảo hiểm cách điệu tuy được cơ quan chuyên môn thử nghiệm kỹ thuật khẳng định đạt chất lượng, nhưng lại không được chấp nhận gắn tem đạt chuẩn. Để nhà quản lý có quyết định khách quan với mũ bảo hiểm cách điệu, cần thực hiện một khảo sát lớn về sản phẩm này, gồm các điều tra xã hội học để tìm hiểu sở thích, nhu cầu của người đội mũ bảo hiểm (cùng nguyên nhân); trưng cầu ý kiến người tiêu dùng về mũ bảo hiểm cách điệu. Các mẫu mũ bảo hiểm cách điệu cần được kiểm nghiệm kỹ thuật, để xác định chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật mới, và chuyển các thông tin này đến cơ quan quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Đánh giá sự sử dụng phổ biến mũ bảo hiểm không đạt chuẩn của những người tham gia giao thông; xem xét các nhân tố tác động đến điều này; nhận dạng sự khác biệt về giá cả giữa mũ bảo hiểm tiêu chuẩn và mũ không đủ tiêu chuẩn; mô tả pháp chế hiện hành có liên quan đến việc sản xuất, nhập khẩu, bán và sử dụng mũ bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn; từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình sử dụng mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn tại Việt Nam là những việc làm cần thiết góp phần giảm thiểu tình trạng sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn tại nước ta; qua đó góp phần cải thiện tình hình an toàn giao thông trong phạm vi cả nước.