Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Trả lời bạn đọc tháng 9/2017
Ngày đăng: 22/09/2017

Bạn Huy Hoàng ở Đồng Nai có hỏi: xe bị tai nạn và hư hỏng đồ có giá trị đem theo xe (đồ gốm sứ, cây cảnh,...) thì có được bồi thường như thế nào ?

Trả lời:
Hiện nay, hầu hết trong các trường hợp, bảo hiểm vật chất ôtô sẽ không bồi thường cho bạn khi xảy ra những thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại, những thiệt hại mang yếu tố tinh thần, thiệt hại không do tai nạn trực tiếp gây ra. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt trên xe bao gồm: vàng bạc; đá quý; tiền; các loại giấy tờ có giá trị như tiền; đồ cổ; tranh ảnh quí hiếm; thi hài; hài cốt, súc vật cũng sẽ không được bồi thường. Bạn cũng sẽ không được hưởng bảo hiểm khi chủ xe, lái xe hoặc những người được giao sử dụng và bảo quản xe có hành động cố ý gây tai nạn để được bồi thường hoặc nguyên nhân khách quan như chiến tranh, các lý do tương tự chiến tranh như nội chiến, đình công, bạo động dân sự, khủng bố.

Bạn Hồng Nhật ở Bình Phước có hỏi: xe tôi bị mất cắp gương và đã mua bảo hiểm vật chất thì mức bồi thường là bao nhiêu ?

Trả lời:

Đối với trường hợp mất cắp bộ phận xe, bảo hiểm sẽ không bồi thường mà bạn cần mua thêm gói bảo hiểm mất cắp bộ phận để được hưởng quyền lợi. Các dòng xe có giá trị trung bình nên mua bảo hiểm thân vỏ vì giá phụ tùng thay thế không quá đắt đỏ. Các dòng xe sang trọng, đắt tiền nên mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận vì những dòng xe này thường hay bị mất cắp (gương, logo,... ) và giá thay thế chắc chắn sẽ cao hơn giá bảo hiểm.

Bạn Quang Nam ở Thanh Hóa có hỏi: trong bảo hiểm xe mô tô loại nào là bảo hiểm bắt buộc loại nào là bảo hiểm tự nguyện?

Trả lời:

Bảo hiểm TNDS đối với người thứ 3 là bảo hiểm bắt buộc.

Ngoài ra đối với bảo hiểm mô tô xe máy còn có nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người theo chỗ ngồi trên xe và bảo hiểm vật chất xe là 2 nghiệp vụ tự nguyện khác.

Bạn Lan Anh ở Ba Vì, Hà Nội có hỏi: Tôi có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm xe ô tô của tôi cho người khác được không?

Trả lời:

Hợp đồng bảo hiểm của xe ô tô nào thì chỉ có hiệu lực duy nhất với xe ô tô đấy không thể chuyển cho xe khác. Nếu bạn chuyển nhượng quyền sở hữu xe ô tô cho người khác mà không có yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì các quyền hạn được bảo hiểm vẫn giữ nguyên và sẽ được tự động chuyển sang cho chủ xe mới.

Bạn Duy Tuấn ở TP Hồ Chí Minh có hỏi: Tôi mới mua một xe ô tô, chủ cũ chuyển cho tôi một giấy chứng nhận bảo hiểm ô tô của chiếc xe đó, xin cho biết giấy chứng nhận bảo hiểm đó còn giá trị đối với tôi không?

Trả lời:

Nếu thời hạn của hợp đồng bảo hiểm vẫn còn hiệu lực thì giấy chứng nhận bảo hiểm đó vẫn có giá trị. Theo quy định, khi có sự chuyển nhượng quyền sở hữu xe ô tô mà hợp đồng bảo hiểm vẫn còn hiệu lực, nếu chủ xe cũ không yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì quyền lợi bảo hiểm xe được tự động chuyển giao cho chủ xe mới.

Bạn Thanh Trúc ở Gia Lai có hỏi: Tôi muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, xin cho biết thủ tục hủy bỏ như thế nào?

Trả lời:

Điều 10, Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định về Quy tắc, Điều Khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định rất cụ thể về việc hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm như sau:

1. Hợp đồng bảo hiểm chỉ được hủy bỏ trong những trường hợp sau:

a) Xe cơ giới bị thu hồi đăng ký và biển số theo quy định của pháp luật.

b) Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.

c) Xe cơ giới bị mất được cơ quan công an xác nhận.

d) Xe cơ giới hỏng không sử dụng được hoặc bị phá huỷ do tai nạn giao thông được cơ quan công an xác nhận.

2. Chủ xe cơ giới muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm và các bằng chứng về việc xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời Điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm.

3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho chủ xe cơ giới 70% phần phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, nhưng chủ xe cơ giới yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm.

4. Trường hợp chủ xe cơ giới không có thông báo về việc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm có những bằng chứng cụ thể về việc xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới để thực hiện các thủ tục huỷ bỏ hợp đồng. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà chủ xe cơ giới không thực hiện các thủ tục hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên được hủy bỏ.

Bạn Tống Hải ở Gia Lai có hỏi: Tổn thất trong các trường hợp nào thì sẽ bị bảo hiểm loại trừ?

Trả lời:

Các trường hợp tổn thất sau sẽ không được bảo hiểm bồi thường:

Hành động cố ý gây tai nạn, gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người được giao quản lý và sử dụng xe hoặc của người bị thiệt hại;

Xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ hoặc có nhưng không hợp lệ;

Tại thời điểm xảy ra tai nạn, lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ;

Lái xe sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác mà pháp luật cấm sử dụng; có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá quy định của pháp luật hiện hành.

Xe vận chuyển hàng trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển, xếp dỡ hàng theo quy định của pháp luật.

Đua xe (hợp pháp hoặc trái phép); Chạy thử sau khi sửa chữa.

Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, chuyển hướng xe tại nơi bị cấm, vượt đèn đỏ, xe đi đêm không có đủ đèn chiếu sáng theo quy định.

Xe chở vượt quá tải/số chỗ ngồi được ghi tại Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải Cục đăng kiểm Việt Nam cấp là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn hoặc xe chở vượt quá 20% mức trọng tải/số chỗ ngồi theo quy định. Các trường hợp khác sẽ áp dụng giảm trừ/chế tài.

Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại, những thiệt hại mang yếu tố tinh thần, thiệt hại không do tai nạn trực tiếp gây ra.

Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: Kim loại quý, đá quý (dạng nguyên thủy hoặc đã tinh chế), tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, tượng nghệ thuật, thi hài, hài cốt, chất nổ, chất phóng xạ (trừ khi có thỏa thuận khác).

Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (trừ trường hợp có thỏa thuận riêng, chủ xe nộp thêm phụ phí bảo hiểm và được XTI chấp nhận bằng văn bản).

Khủng bố, chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như: nội chiến, bạo loạn, đình công.

Ngoài ra công ty bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ Số tiền bảo hiểm nếu Người được bảo hiểm cung cấp thông tin không trung thực, đầy đủ nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm.