Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Trả lời bạn đọc tháng 7/2017
Ngày đăng: 31/07/2017

Bạn có nickname Huymaidinh có hỏi: Tôi bị gẫy chân sau khi bị tai nạn giao thông do anh Đạt gây ra, tuy nhiên anh Đạt từ chối bồi thường cho tôi và giải thích rằng khi gây ra tai nạn, anh Đạt điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe nên bảo hiểm trách nhiệm dân sự từ chối bảo hiểm. Do vậy anh Đạt không phải bồi thường cho tôi. Anh Đạt giải thích như vậy có đúng không?

Với câu hỏi của bạn, Cục CSGT xin trả lời như sau:

Theo trình bày của bạn, anh Đạt là người có lỗi, và đã gây ra những thiệt hại về sức khỏe, tài sản đối với bạn thì anh Đạt phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn theo quy định của pháp luật. Việc anh Đạt từ chối bồi thường cho bạn là sai.

Theo quy định trong Bộ Luật dân sự, bồi thường là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường các thiệt hại xảy ra mang tính chất liệt kê, bao gồm hai loại trách nhiệm khác nhau: trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Tuy nhiên, thực hiện thông thường là bồi thường các thiệt hại về vật chất.

Còn việc anh Đạt có tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới nhưng khi gây tai nạn anh Đạt không có giấy phép lái xe nên bị từ chối bảo hiểm là đúng.

Theo quy định tại Điều 13, Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.

- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

- Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

- Chiến tranh, khủng bố, động đất.

- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

Như vậy anh Đạt giải thích cho bạn như trên là sai, do việc anh Đạt đã đồng nhất việc từ chối bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm với trách nhiệm của người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Bạn hãy trao đổi với anh Đạt và đưa ra cách giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.

Bạn Duy Tuấn ở Nam Định có hỏi: chủ xe cơ giới có trách nhiệm gì khi tai nạn giao thông xảy ra?

Với câu hỏi của bạn, Cục CSGT xin trả lời như sau:

Trong phạm vi quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm:

- Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.

- Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, để phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Chủ xe cơ giới phải cung cấp các tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.

Trường hợp khi tai nạn giao thông xảy ra mà lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới thì doanh nghiệp bảo hiểm còn từ chối bồi thường thiệt hại.

Mặt khác, theo quy định của Luật giao thông đường bộ, nghiêm cấm hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm và hành vi khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. Thậm chí hành vi bỏ trốn bỏ mặc người bị tai nạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội “không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”.

BBT