Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Mức trách nhiệm bảo hiểm tai nạn giao thông như thế nào?
Ngày đăng: 29/09/2017
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.

Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiệngiao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.

Tai nạn giao thông không chỉ gây thiệt hại về tính mạng, tài sản cho người bị nạn mà còn gây thiệt hại về kinh tế đối với người gây tai nạn trong việc bồi thường thiệt hại. Do đó, pháp luật quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, không chỉ để đảm bảo quyền và lợi ích của người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông, mà còn ràng buộc trách nhiệm của chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường đối với người mà mình gây tai nạn thông qua hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với công ty bảo hiểm. Nghĩa vụ bồi thường đối với người bị nạn thì công ty bảo hiểm sẽ cùng có trách nhiệm với người gây tai nạn.

Theo quy định tại điểm d khoản2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông thì người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo  giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và được xem như là một trong các loại giấy tờ bắt buộc mà người điều khiển phương tiện giao thông phải có khi tham gia giao thông.

Quy định về giấy tờ bắt buộc là như vậy nhưng khi xảy ra tai nạn giao thông, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm được quy định như thế nào? Và việc bồi thường, chi trả các khoản bảo hiểm được quy định tại văn bản pháp luật nào?

Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới được quy định tại Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 214/2013/NĐ-CP.

Theo quy định tại nghị định này, “Doanh nghiệp bảo hiểm” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Khi xảy ra tai nạn giao thông, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tham gia xác định nguyên nhân tai nạn và bồi thường thiệt hại theo đúng hợp đồng bảo hiểm mà chủ phương tiện giao thông cơ giới đã ký kết.

Điều 7 Nghị định 103/2008/NĐ-CP  quy định phạm vi bồi thường thiệt hại của bên bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:

- Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

- Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.”

Giám định thiệt hại như thế nào?

Để giải quyết việc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự các bên đã ký kết, trước hết cần thực hiện việc giám định thiệt hại do tai nạn gây ra. Theo quy định tại điều 12 Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Trường hợp không thống nhất được với nhau về kết quả giám định thì có thể yêu cầu một tổ chức giám định độc lập tham gia…

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 103/2008/NĐ-CP Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.

- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

- Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

- Chiến tranh, khủng bố, động đất.

- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.”

Mức trách nhiệm bảo hiểm

Mức trách nhiệm bảo hiểm được quy định tại Điều 9, Thông tư 22/2016/TT-BTC ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính, quy định Quy tắc, Điều Khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, theo đó, mức trách nhiệm bảo hiểm được hiểu là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:

- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mụcđích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

T.H