Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Giải pháp nào cho vấn đề trục lợi bảo hiểm xe cơ giới?
Ngày đăng: 26/09/2017
Phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới cần những giải pháp đồng bộ mà vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc quản lý, giám sát các đại lý, nhân viên bảo hiểm rất quan trọng.

Bảo hiểm xe cơ giới không chỉ cho thấy hiệu quả kinh tế như một loại hình kinh doanh mà còn giúp nâng cao được trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm, hạn chế được tình trạng tai nạn giao thông hiện nay, đóng góp chung vào công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội. 

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại hành vi trục lợi bảo hiểm. Hành vi gây thiệt hại về mặt tài chính cho các Công ty bảo hiểm, đồng thời cho thấy sự tha hoá biến chất của một số cán bộ viên chức, ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng hoạt động của các Công ty bảo hiểm cũng như các cơ quan chức năng có liên quan.

Hơn hết, chúng ta cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi trục lợi bảo hiểm, đồng thời phối hợp với các cơ quan có chức năng tiến hành xử phạt một cách nghiêm minh đối với hành vi này để bảo hiểm hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Nhìn từ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi bảo hiểm hiện nay, đó là sự thiếu chặt chẽ của hành lang pháp lý đã khiến các cơ quan chức năng nơi lỏng trong việc ngăn chặn các hành vi gian lận bảo hiểm, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý; hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bằng nhiều chiêu thức; hạn chế trong việc trao đổi những thông tin cần thiết về khách hàng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm; trình độ, đạo đức của nhân viên bảo hiểm còn hạn chế, xuống cấp…., do đó chúng ta cần tập trung một số vấn đề sau đây:

Đối với các cơ quan chức năng, cần hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, nhằm giám sát, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi trục lợi bảo hiểm. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan bảo hiểm để hạn chế việc gian lận bảo hiểm, xử lý nghiêm những nhân viên tiếp tay cho hành vi gian lận… Tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an và các cơ sở y tế nhằm xác định các hành vi trục lợi để ngăn chặn, xử lý. Nâng cao chế tài xử lý các hành vi trục lợi bảo hiểm. Cùng với đó là các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật cho người dân về bảo hiểm.

Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, cần tăng cường trao đổi thông tin, hiện đại hóa cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về chủ hợp đồng bảo hiểm và đưa ra cảnh báo trong hệ thống về hành vi trục lợi bảo hiểm để kịp thời có biện pháp ngăn chặn. Cần mở rộng, tăng cường quan hệ, liên kết với các công ty bảo hiểm khác một cách chặt chẽ, đồng bộ ít nhất là ở công tác ngăn chặn, khiếu nại gian lận không để khách hàng lợi dụng yếu điểm của tình trạng cạnh tranh khách hàng giữa các công ty mà tiếp tục làm gia tăng khiếu nại gian lận.

Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao hơn nữa công tác tổ chức bộ máy, xây dựng quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, tăng cường quản lý, giám sát hệ thống đại lý, nhân viên, nhằm ngăn chặn tình trạng trục lợi bảo hiểm ngay trong chính đơn vị mình. Đó là giám sát khâu giám định- bồi thường tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác giám định. Xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể mắc sai phạm trong chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến việc khách hàng lợi dụng nghiệp vụ để trục lợi bảo hiểm.

Bên cạnh đó cần phải nâng cao chất lượng các đại lý bảo hiểm. Tăng cường khâu tuyển chọn và đào tạo đại lý, cộng tác viên. Tuyển lựa đại lý, cộng tác viên có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn về khai thác nghiệp vụ. Đồng thời cũng cần tổ chức thường xuyên các đợt kiểm tra công việc, trình độ của các đại lý, cộng tác viên để nắm bắt được những hạn chế, thiếu sót, từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Đối với các tổ chức, cá nhân khi tham gia bảo hiểm, cần tìm hiểu kỹ, thận trọng khi tham gia các loại hình bảo hiểm, tìm hiểu kỹ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm, tránh sự thông đồng với nhân viên bảo hiểm trong vấn đề trục lợi bảo hiểm. Hơn hết, mỗi cá nhân, tổ chức, cần nâng cao ý thức về ý nghĩa của bảo hiểm, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế trong vấn đề bồi thường thiệt hại mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế thiệt hại, tổn thất do tai nạn giao thông. Đồng thời mỗi tổ chức, cá nhân cũng cần phải hiểu được tính nhân đạo, tính chặt chẽ trong hoạt động bảo hiểm, lợi ích của bảo hiểm đối với cá nhân cũng như cộng đồng, quỹ bảo hiểm là quỹ để bồi thường rủi ro mà không phải là quỹ phúc lợi.

S.T