Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Hậu quả của trục lợi bảo hiểm xe cơ giới
Ngày đăng: 19/09/2017
Hậu quả của trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ngày càng trở lên phổ biến với mức độ ngày càng tinh vi, hình thức ngày càng đa dạng, gây thiệt hại lớn cho xã hội và doanh nghiệp bảo hiểm cũng như những khách hàng chân chính.

Thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm, tổng số tiền trục lợi bảo hiểm xe cơ giới đã tăng chóng mặt. Tình trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới đang gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô. Nhưng nghiêm trọng hơn đó là tính chất của hành vi trục lợi ngày càng tinh vi. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã liên tục thua lỗ với mức lỗ lên tới nhiều tỷ đồng, gây áp lực lớn cho xã hội không chỉ về mặt kinh tế mà còn về công tác an sinh xã hội.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, có thể nhận thấy nếu không ngăn chặn được hành vi trục lợi bảo hiểm sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty bảo hiểm. Mà mục tiêu quan trọng nhất của hầu hết các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là lợi nhuận. Nếu hành vi trục lợi bảo hiểm không bị phát hiện thì nó sẽ làm tăng chi bồi thường. Nếu các hành vi đó bị phát hiện thì nó sẽ làm tăng chi quản lý bởi lẽ chi phí cho một cuộc điều tra trục lợi thường rất lớn. Thậm chí có nhiều trường hợp nghi vấn bởi hồ sơ thủ tục không rõ rang, có nhiều tình tiết mâu thuẫn không hợp lý như xe lao xuống vực, bung túi khí nhưng lái xe chỉ bị xây xát nhẹ, hiện trường xung quanh không có tác động ngoại lực… thì công ty bảo hiểm phải tổ chức xác minh, điều tra nhưng không đủ cơ sở từ chối bồi thường. Như vậy cả chi bồi thường và chi quản lý đều làm tăng chi phí, điều này làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm bị hạn chế.

Do hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng nên công ty bảo hiểm cũng phải tăng cường công tác giám định, điều tra, kiểm tra, thanh tra. Điều này làm tăng thời gian giải quyết bồi thường, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, làm giảm tính cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường. Có nhiều hành vi gian lận với hiệu quả hoà giải thấp dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty.

Trục lợi bảo hiểm còn làm giảm số lượng khách hàng hiện tại cũng như thu hút, hấp dẫn các khách hàng mới. Bởi bản chất của bảo hiểm là phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng khả năng gặp một rủi ro nào đó đóng góp tạo nên và hoạt động dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít”. Vì vậy, hành vi trục lợi bảo hiểm được thực hiện thì không ai khác chính là các khách hàng trung thực sẽ phải gánh chịu hậu quả, do đó khiến cho khách hàng băn khoăn về ý nghĩa, lợi ích của việc tham gia bảo hiểm. Đó là lý do làm cho lượng khách hàng giảm đi. 

Đối với xã hội, khi lợi nhuận của công ty bảo hiểm giảm thì các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà Nước cũng giảm. Theo quy định, hàng năm doanh nghiệp bảo hiểm phải đóng góp 1% doanh thu kinh doanh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng cho các mục đích xã hội như: sử dụng cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ, sử dụng để tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, sử dụng cho công tác hỗ trợ nhân đạo cho những thiệt hại xảy ra đối với người thứ ba và hành khách chuyên trở trên xe do xe cơ giới gây ra trong những trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc xe không tham gia bảo hiểm… Như vậy nếu doanh thu của công ty bảo hiểm giảm đi, đồng nghĩa với việc Quỹ bảo hiểm xe cơ giới sẽ giảm đi. Điều này kéo theo sự đầu tư cho xã hội cũng giảm và lợi ích chung của xã hội bị mất đi là không nhỏ.

Đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với nền kinh tế thị trường cởi mở, đón nhận các doanh nghiệp nước ngoài đến kinh doanh. Nên trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranhm như hiện nay, nếu các hành vi gian lận tiếp diễn sẽ làm rối loạn an ninh xã hội, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng, gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm. Sự hoạt động kém hiệu quả của một số công ty bảo hiểm kéo theo đó là nguồn vốn đầu tư giảm, làm giảm các hoạt động đầu tư ở một số lĩnh vực.

Trong khi cả xã hội đang hướng tới sự tiến bộ, văn minh, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật thì ở đâu đó vẫn tồn tại những con người tha hoá đạo đức, biến chất, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, vì lợi ích riêng của bản thân mình bằng các hành vi gian dối hòng “qua mặt” lực lượng chức năng để thu về lợi ích bất chính đã tạo ra sự bất công không hề nhỏ đối với những người trung thực, chân chính. Từ đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật gây rối an ninh trật tự.

Trục lợi bảo hiểm còn gây ảnh hưởng xấu tới đạo đức xã hội, kỷ cương pháp luật. Tính chất phát triển và quy mô tổ chức của những vụ trục lợi sẽ kéo theo sự tha hoá, biến chất của các cán bộ, nhân viên trong ngành có liên quan. Những hành vi tiêu cực, thông đồng với nhau gian lận tiền của công ty bảo hiểm sẽ tạo tiền đề cho hành vi tham nhũng phát triển ở cả những ngành khác trong nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang phát triển, thị trường bảo hiểm còn non trẻ nên những hành vi gian lận cũng mới chỉ ở dạng bộc phát, lẻ tẻ. Nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì các hành vi này sẽ pháp triển thành các hành vi tội phạm có tổ chức. Đồng thời sẽ tạo ra tâm lý coi thường kỷ cương pháp luật.

Đối với khách hàng chân chính thì hành vi trục lợi bảo hiểm tạo tâm lý e ngại khi tham gia bảo hiểm. Khách hàng là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chính mình. Bởi vì, phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để chi trả cho những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra. Do vậy, những doanh nghiệp bảo hiểm nào có nhiều vụ gian lận sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm.

Khi khách hàng tham gia bảo hiểm, thông qua phí bảo hiểm, họ cũng đóng góp một phần vào công tác an sinh xã hội, công tác hỗ trợ nhân đạo. Nhưng các hành vi trục lợi đã khiến cho tấm lòng của các khách hàng “đặt nhầm” chỗ, khiến cho khách hàng thiếu niềm tin vào công ty bảo hiểm cũng như công tác quản lý của các cơ quan nhà nước.

Hành vi trục lợi bảo hiểm đã gây ảnh hưởng xấu đến không chỉ hoạt động kinh doanh của công ty mà còn ảnh hưởng tới đạo đức xã hội và pháp luật của Nhà Nước. Đây là hành vi đáng lên án, đòi hỏi sự chung tay của các doanh nghiệp bảo hiểm, của các cơ quan quản lý nhà nước và hơn hết là sự trung thực của chính những người dân tham gia bảo hiểm. Hãy nhìn xa, nhìn rộng để cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, thay vì những lợi ích không chính đáng.

Thu Hằng