Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Loại trừ bảo hiểm trường hợp gây tai nạn rời bỏ hiện trường
Ngày đăng: 20/10/2017
Loại trừ bảo hiểm trường hợp gây tai nạn rời bỏ hiện trường không chỉ thể hiện tính nghiêm minh mà còn thể hiện tinh thần nhân văn của pháp luật đối với những trường hợp thiếu tôn trọng pháp luật, thiếu tôn trọng tính mạng, sức khỏe của người khác.

Chúng ta cùng nghiên cứu tình huống giả định sau đây:

Anh A điều khiển xe mô tô BS X đi phía sau cùng chiều đâm vào đuôi xe mô tô BS Y do anh B điều khiển đi phía trước. Sau va chạm, anh A dựng xe dậy và rời khỏi hiện trường. Sau đó, người dân đuổi bắt và dừng được xe anh A, đồng thời báo cho lực lượng CSGT đến ghi nhận, giải quyết vụ việc.

Hậu quả, anh B bị gãy chân, xe mô tô BS Y bị hư hỏng.

Thông qua kết quả khám nghiệm hiện trường xác định lỗi do anh A. Theo quy định, anh A phải bồi thường những thiệt hại về chi phí khám, chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện cho anh B; bồi thường chi phí sửa chữa hư hỏng xe mô tô BS Y của anh B.

Anh A có tham gia Bảo hiểm TNDS nên “yên tâm” và “ứng trước” số tiền để bồi thường cho anh B, sau đó liên hệ công ty bảo hiểm đến để giải quyết.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu hồ sơ vụ TNGT do CSGT cung cấp, công ty bảo hiểm đã từ chối bảo hiểm trách nhiệm dân sự của anh A đối với anh B.

Vậy việc làm của công ty bảo hiểm là đúng hay sai?

Trường hợp trên, các yếu tố về bảo hiểm có vẻ như đều thỏa mãn, đó là anh A đã tham gia bảo hiểm TNDS theo đúng quy định của pháp luật, anh A là người có lỗi và đã gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và vật chất cho anh B (là bên thứ ba). Tuy nhiên, có một lưu ý tại điều 13, Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới như sau: Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với trường hợp “Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới”.

Trong trường hợp trên, anh A có tham gia bảo hiểm, anh A là người có lỗi, và đã gây ra những thiệt hại về sức khỏe, tài sản đối với anh B. Tuy nhiên, khi tai nạn xảy ra, anh A đã rời bỏ hiện trường mà không thực hiện trách nhiệm cứu giúp người bị nạn.

Như vậy, việc công ty bảo hiểm từ chối bảo hiểm đối với anh A trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại của anh A đối với anh B là đúng quy định của pháp luật. Và cũng xin lưu ý thêm, theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện và cả những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn. Hành vi bỏ mặc người bị nạn còn có thể bị xử lý hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội “không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”.

Thu Trang