Tiền Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt và đa dạng, có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ của miền Tây Nam Bộ, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt, tuyến sông Tiền với vị trí quan trọng chảy dài qua địa phận các tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long - Đồng Tháp - Bến Tre, vừa là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch của các tỉnh miền Tây, vừa là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng cho tàu biển vào các cảng của Việt Nam và Campuchia. Trên địa bàn tỉnh hiện có 366 bến thủy nội địa đang hoạt động (trong đó có 132 bến hành khách, 234 bến hàng hóa); với 65.113 phương tiện thủy các loại và trên 905 đò du lịch…
Công tác xây dựng mô hình nhân dân tự quản trong giữ gìn TTATGT là một nội dung quan trọng trong công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giữ gìn TTATGT, TTXH, phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự xã hội trên đường thủy nội địa.
Trong đó, lực lượng Cảnh sát đường thủy luôn giữ vai trò là nồng cốt đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp các ban ngành, đoàn thể và hệ thống chính trị ở cơ sở đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với xây dựng các mô hình nhân dân tự quan tham gia bảo đảm TTATGT tại các địa bàn, công ty, doanh nghiệp, tuyến đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang như: mô hình “Tuyến kênh Chợ Gạo an toàn về TTATGT, TTXH”; phong trào thi đua lái phương tiện du lịch an toàn; mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy” đã được xây dựng qua 05 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”...
Mô hình tuyến kênh Chợ Gạo “An toàn về TTATGT-TTXH” được xây dựng và duy trì nhờ công tác phối hợp giữa Phòng Cảnh sát đường thủy, Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 11, Thanh tra Sở GTVT Tiền Giang, Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa tại Tiền Giang và Công an huyện Châu Thành tỉnh Long An.
Qua thời gian triển khai thực hiện lực lượng Cảnh sát đường thủy cùng với các ngành, các cấp thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm TTATGT, nhất là công tác nắm tình hình, công tác tham mưu, đề xuất, công tác phối hợp chính quyền các xã ven tuyến kênh, xử lý kịp thời tình hình nổi lên. Công tác phòng chống tội phạm trên sông, ven sông, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tham gia giữ gìn TTATGT-TTXH và tinh thần cảnh giác tội phạm ngày càng được nâng lên.
Các ngành chính quyền các cấp trong tỉnh và địa bàn giáp ranh thuộc huyện Châu Thành (Long An) đã thể hiện vai trò trách nhiệm trong công tác đảm bảo TTATGT-TTXH, đẩy mạnh tuyên truyền phát động nhân dân tự giác tham gia thực hiện công tác giữ gìn TTATGT-TTXH; tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm TTATGT đường thủy, nhất là giai đoạn thi công nạo vét nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo. Hiệu quả của việc xây dựng tuyến kênh Chợ Gạo an toàn góp phần đảm bảo tốt TTATGT, TTXH; phòng ngừa TNGT và ùn tắc giao thông, phục vụ tốt nhu cầu giao thông vận tải đường thủy và đi lại của nhân dân.
Mô hình “Lái phương tiện du lịch an toàn” là mô hình do Phòng Cảnh sát được thủy phối hợp với 03 công ty du lịch trên địa bàn TP.Mỹ Tho gồm (Công ty TNHH du lịch Công Đoàn, Chương Dương, Sinh Thái) tổ chức xây dựng; thông qua thực hiện các nội dung trọng tâm đó là tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông đường thủy cho đội ngũ thuyền viên và đẩy mạnh các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT đường thủy.
Từ đó, các phương tiện vận chuyển hành khách du lịch luôn chấp hành nghiêm các qui định về đảm bảo TTATGT và kinh doanh vận chuyển du lịch; tổ chức ký cam kết không vi phạm TTATGT đường thủy, đảm bảo 100% hành khách mặc áo phao khi tham gia giao thông, thực hiện tốt quy chế, quy định về kinh doanh vận chuyển hành khách; thuyền viên mặc trang phục đúng qui định, đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, phương tiện được sơn, kẻ số hiệu đúng qui định, các dụng cụ, trang thiết bị trên phương tiện được sắp xếp đúng quy định và đảm bảo chất lượng; đặc biệt là không để xảy ra trường hợp tai nạn giao thông đường thủy có liên quan các phương tiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
Mô hình “Bến đò ngang an toàn” được xuất phát từ đặc thù địa lý địa bàn tỉnh Tiền Giang có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phương tiện vận chuyển hành khách ngang sông nhiều, người dân đi lại tham gia giao thông trên các phương tiện vận chuyển hành khách ngang sông chiếm tỷ lệ lớn, đồng thời nhận thức được mức độ thiệt hại khi có sự cố TNGT đường thủy xảy ra đối với các loại phương tiện này, vì vậy công tác đảm bảo TTATGT, phòng ngừa TNGT đường thủy xảy ra đối với các phương tiện vận chuyển hành khách ngang sông luôn được các ngành, các cấp, lực lượng chức năng quan tâm thực hiện, do đó mô hình “Bến đò ngang an toàn” được xây dựng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn đường thủy, gắn với triển khai, thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.
Mô hình được triển khai từ năm 2011, do Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh phối hợp với phòng Cảnh sát đường thủy, Chính quyền địa phương khảo sát xây dựng 11 mô hình điểm “Bến đò ngang an toàn” và đến nay đã chọn, nhân rộng được 21 “Bến đò ngang an toàn” trên toàn tỉnh. Tại mỗi bến đò thành lập một “Đội Thanh niên tình nguyện” gồm 10 thành viên, trong đó có 02 thành viên thuộc Công an và Quân sự của xã, phường, thị trấn. Định kỳ hàng tuần, “Đội Thanh niên tình nguyện” tổ chức 01 cuộc ra quân tuyên truyền và kiểm tra, giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở các bến đò như tuyên truyền, hướng dẫn người tham gia giao thông thủy mặc áo phao, sử dụng dụng cụ cứu sinh; nhắc nhở các chủ đò và người điều khiển phương tiện thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn giao thông cho khách trên sông,…
Qua thời gian thực hiện mô hình “Bến đò ngang an toàn”, nhiều mô hình đã ổn định và hoạt động tương đối hiệu quả; các mô hình đều đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện hoạt động của bến khách ngang sông theo quy định Luật Giao thông đường thủy nội địa, không để xảy ra các trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong khu vực bến, đặc biệt là không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy.
Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát đường thủy còn phối hợp chặt chẽ với Công an cơ sở, chính quyền địa phương phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, củng cố xây dựng các mô hình tự quản ANTT ở cơ sở như: mô hình “Tiếng mõ an ninh trật tự” tại ấp Tân Lập, xã Tân Thạnh và mô hình “Cổng rào phòng chống tội phạm” ấp Kinh Nhiếm, xã Phú Thạnh, mô hình tuyến đường “Ánh sáng quang phòng, chống tội phạm” (huyện Gò Công Đông), mô hình “Thêm yêu cuộc sống” (xã Tân Điền và Gia Thuận, huyện Gò Công Đông).… đã cũng cố nâng chất được 21 Tổ nhân dân tự quản, có 35 ấp, 09 cơ quan, 06 xã đạt an toàn về ANTT, góp phần ổn định về tình hình ANTT ở cơ sở, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ từng bước được nâng lên.
Trong những năm qua lực lượng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Tiền Giang đã tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc nhằm phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cũng như công tác phòng, chống tội phạm trên tuyến đường thủy nội địa.
Công tác củng cố, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn gắn với xây dựng các mô hình nhân dân tự quản tham gia đảm bảo TTATGT đường thủy luôn được đơn vị chú trọng, chủ động phối hợp các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể trên địa bàn phụ trách và Công an cơ sở lựa chọn, xây dựng gắn với duy trì hoạt động, nâng chất, củng cố các mô hình phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu thiết thực trong công tác đảm bảo TTATGT đường thủy.
Qua thực hiện các mô hình nhân dân tự quản, tình hình TTATGT có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông đường thủy được kiềm giảm, hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT được nâng lên rõ rệt; vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác đảm bảo TTATGT, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT trong nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Mỗi mô hình được xây dựng có những điểm mạnh, mang lại những hiệu quả, giá trị nhất định, là điều kiện, cơ sở để các cơ quan chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo TTAGT đường thủy cũng như để các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân tích cực tham gia vào công tác đảm bảo TTATGT đường thủy, xây dựng nếp sống văn hóa giao thông và xây dựng môi trường giao thông đường thủy văn minh, thân thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, hiệu quả đạt được, quá trình phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát đường thủy với các lực lượng, các ngành, các cấp có liên quan trong công tác xây dựng các mô hình nhân dân tự quản tham gia bảo đảm TTATGT trên tuyến giao thông đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang thực hiện còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc như sau:
- Việc nhận thức của CBCS đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ chưa đồng đều; kỹ năng công tác dân vận, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của một số cán bộ chiến sĩ còn hạn chế từ đó dẫn đến việc thực hiện một số nội dung trong công tác xây dựng mô hình tự quản đạt hiệu quả chưa cao.
- Nguồn kinh phí phục vụ công tác xây dựng, duy trì hoạt động và nhân rộng mô hình còn hạn chế nên các mô hình được lựa chọn xây dựng trong thời gian qua ở địa phương chưa nhiều, chưa thật sự phong phú, đa dạng, cũng như ảnh hưởng ít nhiều đến ít nhiều đến tính hiệu quả của mô hình trong thực tế.
- Công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, gắn với xây dựng các mô hình nhân dân tự quản bảo đảm TTATGT đường thủy chưa được các cấp chính quyền, các ngành chức năng quan tâm thực hiện đúng mức, chủ yếu chỉ do lực lượng Cảnh sát đường thủy làm chủ công.
- Việc thực hiện mối quan hệ phối hợp trong công tác xây dựng các mô hình nhân dân tự quản tham gia bảo đảm TTATGT trên tuyến giao thông đường thủy có lúc chưa thường xuyên, chưa được các ngành quan tâm, hỗ trợ tích cực, phần nhiều là các ngành, các cấp quan tâm thực hiện công tác đảm bảo TTATGT đường bộ. Từ đó công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác xây dựng mô hình nhân dân tự quản được xây dựng chưa nhiều, hình thức mô hình chưa phong phú, đa dạng và thường xuyên đổi mới để thu hút nhân dân tích cực tham gia thực hiện.
Qua thực tiễn và kết quả đạt được, xin rút ra một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng mô hình nhân dân tự quản trong giữ TTATGT đường thủy như sau:
- Thứ nhất, lực lượngCảnh sát đường thủy phải nhận thức được đúng đắn, đầy đủ mục đích, ý nghĩa, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng mô hình nhân dân tự quản trong giữ gìn TTATGT đường thủy, từ đó phát huy vai trò nồng cốt, chủ động, trách nhiệm của mình trong phối hợp với các ngành, các cấp, chính quyền địa phương, cơ quan, doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với nội dung xây dựng mô hình nhân dân tự quản trong giữ gìn TTATGT đường thủy.
- Thứ hai, việc lựa chọn mô hình, đối tượng, nội dung thực hiện xây dựng mô hình phải sát hợp với thực tiễn hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, xuất phát từ đặc điểm tình hình TTATGT, TTXH trên các tuyến, địa bàn giao thông đường thủy nội địa và phải gắn liền với mục tiêu giữ gìn TTATGT, TTXH, phát triển kinh tế, xã hội cần đạt được của nơi được lựa chọn, xây dựng mô hình nhân dân tự quản, qua đó mới thu hút được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp thực hiện của các ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp và sự tích cực tham gia của quần chúng nhân dân và từng cá nhân tại nơi có mô hình xây dựng.
- Thứ ba, chú trọng phối hợp các ban ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có liên quan tích cực tham gia thực hiện mô hình nhân dân tự quản bảo đảm TTATGT đường thủy. Đối với các mô hình hoạt động hiệu quả phải kịp thời thông báo và tổ chức cho các đơn vị, địa phương tham quan, học tập nhằm nhân rộng phong trào.
- Thứ tư, làm tốt công tác chăm lo, bồi dưỡng xây dựng lực lượng nồng cốt, hạt nhân và cá nhân tiêu biểu của từng mô hình để hướng dẫn, động viên các thành viên, nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện mô hình. Kịp thời đề xuất các ngành, các cấp, chính quyền biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc nhằm động viên các cá nhân, tập thể tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác xây dựng mô hình nhân dân tự quản tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thủy.
- Thứ năm, thực hiện tốt việc theo dõi, định kỳ sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để kịp thời đề ra biện pháp, nội dung thực hiện có hiệu quả mô hình trong thời gian tiếp theo, cũng như qua đó nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chứcphối hợp giữa lực lượng Cảnh sát đường thủy với các lực lượng, các ngành, các cấp có liên quan trong công tác xây dựng các mô hình nhân dân tự quản tham gia bảo đảm TTATGT và vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội trên đường thủy nội địa.
Trong thời gian tới, để tiếp tục xây dựng, củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng mô hình nhân dân tự quản tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn TTATGT trên đường thủy, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục quán triệt, phổ biến cho toàn thể CBCS nâng cao nhận thức về vị trí, mục đích, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng mô hình nhân dân tự quản nói riêng và công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong công tác giữ gìn TTATGT, TTXH trên các tuyến, địa bàn đường thủy nói chung.
Hai là, lực lượng Cảnh sát đường thủy tiếp tục làm tốt công tác nắm tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên các tuyến, địa bàn đường thủy phụ trách; qua đó phát huy vai trò nồng cốt, chủ động phối hợp các ban ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn đường thủy tích hưởng ứng tham gia xây dựng các mô hình nhân dân tự quản bảo đảm TTATGT đường thủy phù hợp, thiết thực, hiệu quả
Ba là, chủ động phối hợp các ban ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, phát động phong trào toàn dân bảo về an ninh Tổ quốc bằng nhiều hình thức, cũng như gắn công tác xây dựng các mô hình tự quản, nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định về đảm bảo TTATGT, TTXH trong nhân dân.
Bốn là, thực hiện tốt công tác theo dõi, rà soát, kiểm tra, đình kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các mô hình nhân dân tự quản trong công tác đảm bảo TTATGT đường thủy được lựa chọn, xây dựng trong thời gian qua. Trên cơ sở đó có biện pháp phối hợp các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương củng cố, nâng chất, phát huy hiệu quả, nhân rộng các mô hình trong công tác đảm bảo TTATGT, TTXH trên địa bàn đường thủy đã và đang hoạt động có hiệu quả, thiết thực.
Năm là,kiến nghị Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông) thường xuyên tập huấn chuyên đề về phương thức thủ đoạn, những vấn đề mới phát sinh trong công tác đảm bảo tình hình TTATGT – TTXH và biện pháp, kỷ năng công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ cho lực lượng Cảnh sát đường thủy.
Sáu là, đề xuất, kiến nghị Bộ Công an, UBND các cấp hàng năm phân bổ, hỗ trợ nguồn kinh phí hợp lý cho Công an các địa phương trong công tác xây dựng, duy trì hoạt động của các mô hình tự quản trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn đường thủy nội địa./.
Phòng Cảnh sát đường thủy, Công an Tiền Giang