Bên cạnh những địa phương giảm TNGT, vẫn còn những địa phương TNGT tăng cao, thậm chí tăng liên tiếp 2 – 3 năm. Những địa phương này phải kiểm điểm lại vì sao TNGT tăng cao, từ đó tham mưu cho chính quyền địa phương tìm giải pháp, kịp thời hạn chế thiệt hại do TNGT.
Mục tiêu công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2010 là giảm ít nhất 5% số người chết do TNGT. Để đạt mục tiêu này, các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Ủy ban ATGT Quốc gia đề ra trên tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự ATGT, ban hành đủ văn bản hướng dẫn thực hiện Luật GTĐB 2008 để việc quản lý trật tự ATGT được thực hiện theo luật và các văn bản pháp quy.
2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phải bền bỉ, sâu rộng nhưng chú ý nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phù hợp đối tượng. Từng bước phân công cán bộ, nhóm chuyên trách tuyên truyền kiên trì theo hướng nêu bật văn hoá giao thông.
3. Lực lượng CSGT, TTGT đẩy mạnh kiểm tra và xử phạt nghiêm các vi phạm trật tự ATGT, nhất là các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Ngoài xử phạt chung, áp dụng một số chuyên đề, trong từng thời điểm như: xử lý vi phạm xe khách, không đội MBH, sử dụng rượu bia..., tạo khí thế, sức lan toả, đồng thời huy động và phát huy vai trò của các lực lượng khác tham gia bảo đảm ATGT.
4. Đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và mang tính lâu dài, kịp thời phát hiện, khắc phục bất hợp lý về tổ chức giao thông, xoá “điểm đen” về phát sinh từ yếu tố kết cấu hạ tầng, cầu, đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quyết định 1856/QĐ-TTg về lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Những đoạn, tuyến đã giải toả phải giữ được, không để tái lấn chiếm.
5. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy ATGT từ Trung ương đến địa phương.
6. Tăng cường quản lý hoạt động vận tải theo hướng vừa hiệu quả và an toàn. Trong quản lý hoạt động vận tải cần phải đi vào chuyên đề sâu như vận tải đường dài, kiểm soát qua thiết bị giám sát hành trình...
7. Đảm bảo ATGT đường thuỷ, đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các bến đò ngang, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán. Các địa phương phải rà soát lại về các điều kiện đăng ký, đăng kiểm, người lái phương tiện, trang bị áo phao, cặp phao, dụng cụ cứu sinh tại các bến đò.
8. Thực hiện quy định đội MBH, không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là những chủ đề cần tuyên truyền, giám sát và xử lý liên tục mới mong tạo chuyển biến về ý thức người tham gia giao thông. Đặc biệt, khuyến cáo các bậc phụ huynh thực hiện đội MBH cho trẻ em, vừa an toàn, vừa giáo dục ý thức từ nhỏ.
9. Tăng cường quan hệ quốc tế để học tập kinh nghiệm công tác đảm bảo ATGT của các nước.
10. Tăng cường đảm bảo trật tự ATGT dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và dịp lễ hội đầu xuân 2010. Tập trung xử lý vi phạm không đội MBH, sử dụng rượu bia, xe chở khách nhồi nhét, xe khách phóng nhanh, vượt ẩu tranh giành khách...
Đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng - Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt:
Tăng cường thiết bị giám sát, xử phạt “nguội”
Năm 2010, ngoài việc tham mưu cho Ủy ban ATGT Quốc gia các giải pháp về tuyên truyền, phổ biến giáo dục ATGT (đặc biệt là đối tượng nông dân và thanh niên), theo tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, lực lượng CSGT sẽ tăng cường sử dụng triệt để các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ và các hệ thống giám sát khác để phát hiện và xử lý vi phạm; kết hợp TTKS công khai với hoá trang, mật phục, tạo thói quen chấp hành tự giác của người tham gia giao thông. Đồng thời, tăng cường hệ thống quản lý dữ liệu phương tiện, làm sao chỉ cần đọc biển số là truy ra chủ sở hữu; phối hợp chặt chẽ với cơ quan đăng ký, đăng kiểm để kiểm soát các điều kiện lưu hành của phương tiện.
Trong năm 2010, cũng tham mưu với Bộ Công an sửa đổi thông tư quy định thông báo vi phạm đến cơ quan đơn vị của người vi phạm pháp luật ATGT theo hướng: chỉ khi nào có kiểm điểm tại đơn vị, địa phương mới tiến hành xử lý, tránh thông tin một chiều như hiện nay.
Đảm bảo trật tự ATGT có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương, nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, từ quản lý hạ tầng, tuyên truyền, tổ chức giao thông cho đến kiểm tra xử lý. Tại những địa phương có tính đặc thù như các thành phố lớn, ngoài lực lượng CSGT, cần huy động các lực lượng khác tham gia công tác điều hành tổ chức giao thông.
* Ông Lê Minh Ánh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Thực tế cho thấy, các giải pháp đề ra rất nhiều nhưng cần nhất là sự đồng bộ, tổ chức thực hiện lại chưa tương xứng. Cứ nói đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhưng ai làm công tác tuyên truyền, bởi lực lượng này vốn đã mỏng, lại kiêm nhiệm, đến khi tổ chức tuyên truyền, giáo dục lại không đúng đối tượng. * Đại tá Trần Hùng Nam - Cục trưởng Cục Xe - Máy, Bộ Quốc phòng: Năm 2009, toàn quân xảy ra 65 vụ TNGT ôtô quân sự (tăng 9 vụ) và 213 vụ tai nạn môtô (giảm 44 vụ so với 2008). Tiếp tục mục tiêu hạn chế vi phạm ATGT, kiềm chế TNGT, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Quốc phòng, năm 2010 tiếp tục quán triệt, học tập Luật GTĐB cho các đơn vị trong toàn quân, thực hiện xây dựng văn hoá giao thông trong đối tượng quân nhân. * Ông Nguyễn Thành Tài - Phó chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh: * Ông Nguyễn Văn Khôi -Phó Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội: * Ông Trần Phúc Tiến - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam: * Ông Nguyễn Phước Lộc - Phó chủ tịch Thường trực TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam: * Ông Trần Văn Vĩnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: * Ông Lê Văn Hoàng - Phó giám đốc Sở GTVT Bến Tre:
Tập trung tuyên truyền giáo dục ATGT cho thanh niên
Chẳng hạn trên địa bàn Quảng Nam, thống kê có tới trên 70% thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ATGT và gây TNGT nhưng tại các buổi tuyên truyền, hội họp, phổ biến chỉ thấy toàn ông bà già đi nghe. Do đó, không chỉ là phương pháp, cách thức, nội dung tuyên truyền mà phải đúng đối tượng, có như vậy mới có hiệu quả.
Xây dựng văn hóa giao thông trong quân nhân
Đặc biệt, yêu cầu nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với quân nhân khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phối hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài quân đội tăng cường công tác kiểm tra xe quân sự (tăng tần suất kiểm tra của các tổ kiểm tra xe quân sự), xử lý nghiêm các trường hợp quân nhân vi phạm trật tự ATGT, nhất là các vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ và những xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phấn đấu giảm số vụ TNGT và số lần vi phạm so với năm 2009, kilômét an toàn xe quân sự đạt và vượt chỉ tiêu 2.500.000 km/1 vụ A, B.
Thực hiện nghiêm quy định về công tác kiểm định xe máy quân sự. Các trạm, trung tâm kiểm định xe máy quân sự thực hiện đúng quy trình và quy định hiện hành; kiên quyết không cấp phép lưu hành cho những xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Huy động lực lượng tham gia đảm bảo ATGT
Địa bàn thành phố hiện có 5 triệu xe cơ giới, trong khi hệ thống đường vành đai 3 chưa có. Mỗi ngày có trên 60.000 xe tải trên 10 tấn và 1,5 triệu môtô, xe gắn máy lưu thông qua thành phố. Một trong những cái vướng nữa hiện nay của thành phố là lực lượng làm công tác đảm bảo ATGT còn mỏng, chỉ có 600 CSGT, trong khi số người sống và làm việc trong thành phố trên 9 triệu người. Năm 2010, thành phố sẽ chỉ đạo tập trung vào một số giải pháp như: mở rộng các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATGT, nhất là giáo dục ATGT trong trường học; tăng cường hệ thống biển báo, phương án tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; thiết lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè...
Trong quy hoạch phát triển GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020 cũng đã chú ý đến yếu tố kết nối với giao thông vùng, để giảm áp lực cho các vấn đề ATGT của thành phố. Đồng thời, đầu tư phát triển giao thông công cộng và phương tiện có sức chở lớn như metro. Để hạn chế giao thông cá nhân, thành phố tiếp tục đề xuất phương án thu phí giao thông, phí đỗ xe, nhất là khu vực trung tâm để người dân tự lựa chọn loại phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, cùng với Hà Nội kiến nghị Chính phủ cho cơ chế đặc thù trong việc xử phạt vi phạm ATGT theo hướng tăng mức phạt, số tiền thu được sẽ đầu tư ngược trở lại phát triển hạ tầng giao thông và hỗ trợ các lực lượng tham gia đảm bảo ATGT; từng bước kéo giãn trường học, bệnh viện ra xa khu vực trung tâm thành phố.
Tổ chức lại giao thông, giảm ùn tắc
Mặc dù năm 2009, thành phố giảm cả 3 chỉ tiêu TNGT, số điểm ùn tắc giao thông cũng giảm từ 124 điểm còn 66 điểm. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc, TNGT vẫn chưa giải quyết có tính bền vững. Năm 2010, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về trật tự ATGT với các chủ đề cụ thể, tăng thời lượng và bằng nhiều hình thức phong phú. Các lực lượng CSGT, TTGT, thanh tra xây dựng, quản lý thị trường và lực lượng dân phố ở địa phương tăng cường phối hợp để xử lý tập trung các loại hành vi vi phạm như: không đội MBH, phương tiện đi không đúng phần, làn đường, chạy quá tốc độ, dừng đỗ xe không đúng quy định, thực hiện triệt để việc thu giữ phương tiện hết niên hạn sử dụng, xe tự chế, giải toả lấn chiếm hè phố, lòng đường và hành lang ATGT đường bộ..
Đồng thời, tiến hành khảo sát tình trạng giao thông theo tuyến, khu vực có nguy cơ bị ùn tắc, xác định nguyên nhân, có giải pháp tổ chức giao thông khoa học, phù hợp; một số tuyến đủ điều kiện sẽ tổ chức các cặp đường một chiều đồng bộ với phân luồng, phân làn phương tiện trên một số tuyến phố; rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho phù hợp tại các nút giao thông, điều chỉnh quy định các phương tiện ra vào thành phố. Bố trí tăng cường hướng dẫn giao thông tại các vị trí thường xuyên có nguy cơ ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.
Tiếp tục thực hiện xã hội hoá trong đầu tư, vận hành hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt và điều chỉnh các tuyến xe buýt phù hợp theo địa giới mới của thành phố, điều kiện của các tuyến đường; bố trí tuyến xe đưa đón CBCNV, sinh viên, học sinh; nghiên cứu quy hoạch, đầu tư xây dựng một số bến xe quy mô lớn phục vụ giao thông liên tỉnh ở khu vực ngoại ô, trên các tuyến đường vành đai. Cùng với đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt đô thị, thành phố cũng thúc đẩy đưa vào sử dụng hệ thống xe buýt nhanh, khối lượng vận tải lớn; khẩn trương đầu tư hạ tầng giao thông, tập trung xây dựng, hoàn chỉnh đường vành đai 2, vành đai 3, ưu tiên đầu tư đường vành đai 3, 5, vành đai 4 và các đường xuyên tâm nối các đường vành đai 3, vành đai 3, 5, vành đai 4.
Đảm bảo hiệu quả các dự án ATGT đường sắt
Năm 2009, TNGT đường sắt đã xảy ra 594 vụ, làm chết 218 người, bị thương 412 người. Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng đường ngang dân sinh và vi phạm hành lang ATGT đường sắt. Việc triển khai các Chỉ thị, Điều lệ, Nghị định của Chính phủ về công tác bảo đảm ATGT đường sắt chưa được các cấp, ngành, chính quyền địa phương quan tâm. Nhiều nơi chính quyền địa phương còn cho rằng công tác bảo đảm ATGT đường sắt là trách nhiệm riêng của ngành Đường sắt, nên các vi phạm chưa kịp thời ngăn chặn và giải quyết dứt điểm. Thậm chí, một số địa phương còn cấp đất trong phạm vi hành lang ATGT đường sắt, quy hoạch xây dựng các khu dân cư dọc ven đường sắt nhưng không xây dựng đường gom, dẫn đến người dân lấn chiếm làm đường ngang dân sinh băng qua đường sắt. Trong khi đó, lực lượng TTGT đường sắt còn thiếu do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý. Ý thức người dân sống dọc hai bên đường sắt chưa cao, công tác tuyên truyền về Luật Đường sắt chưa được đầu tư đúng mức, chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Trước thực trạng đó, giải pháp phòng ngừa, hạn chế TNGT đường sắt thời gian tới sẽ tập trung theo hướng tổ chức hiệu quả các công trình, dự án đảm bảo ATGT đường sắt, đặc biệt là các dự án thuộc giai đoạn II Quyết định 1856 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đảm bảo đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong thời gian sớm nhất; thường xuyên theo dõi, phát hiện vi phạm và có biện pháp xử lý các điểm mất ATGT đường sắt, tổ chức cảnh giới các đường ngang dân sinh và “điểm đen” TNGT vào các thời điểm lễ, Tết đảm bảo hành trình của đoàn tàu an toàn, đúng giờ. Tích cực đẩy mạnh các phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, “Thanh niên tình nguyên cảnh giới đường ngang”, “Chính quy - Văn hoá - An toàn”, “Đảm bảo an toàn đèo dốc”, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục người dân, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc lập lại trật tự ATGT đường sắt, giữ gìn hành lang an toàn đường sắt.
Thêm nhiều phương pháp tuyên truyền ATGT trong giới trẻ
Năm 2009, Trung ương Hội liên Hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức 10 sự kiện để tổ chức các hoạt động văn hoá giao thông ở các cấp Trung ương, tỉnh thành, quận, huyện, phường xã. Sang năm 2010, ngoài việc coi thực hiện văn hoá giao thông như một phong trào quần chúng, từ đó tổng kết chất lượng thực tiễn để xây dựng thành tiêu chí để đi vào hoạt động trong tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động ATGT cho thanh, thiếu niên thời gian qua, chúng tôi rút ra một số vấn đề mang tính giải pháp, đó là giáo dục trực quan, tổ chức ngày hội văn hoá giao thông, đặc biệt trong khu vực trường học và kinh nghiệm này có thể nhân rộng. Trung ương hội đã phối hợp với UBND Tp. Cần Thơ, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Lâm Đồng, Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh tổ chức 5 ngày hội về văn hoá giao thông, mỗi một đợt với sự hưởng ứng của 10.000 sinh viên, học sinh. Hay hoạt động tại Thái Nguyên cùng một lúc vận động được 5.000 học sinh, sinh viên tham gia đồng hành cùng văn hoá giao thông; Tp. Cần Thơ đã tổ chức hội trại 2 ngày với sự tham gia của trên 2.000 học sinh tham gia với hoạt động ATGT và kiến thức pháp luật...
Trong những ngày hội như vậy đã bình chọn ra đại sứ thiện chí về văn hóa giao thông để đi tuyên truyền về văn hoá giao thông. Tổ chức khóa học, hội thi lái xe an toàn và sản xuất chương trình phim về giao thông. Lần đầu tiên, Trung ương hội tổ chức tuyên dương CSGT trẻ giỏi tại 2 khu vực Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, được xã hội đánh giá cao, vì hình ảnh của người CSGT được người dân hiểu và chia sẻ. Tổ chức cuộc thi thái độ nhân văn của người lớn đội MBH cho trẻ em, lý do người lớn chỉ biết đội MBH cho chính mình, nhưng đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra va chạm TNGT...
Năm 2010, Trung ương Hội sẽ tập trung 2 chủ đề mới về đội MBH cho trẻ em, tuổi trẻ học đường với văn hoá giao thông tập trung cho học sinh, sinh viên. Tập trung tuyên truyền, tìm giải pháp tích cực để tìm giải pháp ATGT đường thuỷ nội địa, vì hiện nay trẻ em đi học bằng đò ngang, đò dọc. Chương trình này sẽ phối hợp với Vụ ATGT (Bộ GTVT), Vụ Giáo dục học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT)và UBND các cấp để nghiên cứu giải pháp để nhân rộng mô hình truyên truyền đem lại hiệu quả, giảm TNGT đường thuỷ nội địa, đặc biệt đối tượng là các em học sinh đi học bằng đò ngang, đò dọc trên sông nước...
Đầu tư giải quyết “điểm đen” TNGT
Đồng Nai là cửa ngõ nối các tỉnh miền Bắc, miền Trung với Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam bộ, Nam Tây Nguyên, nên có mật độ phương tiện lưu thông cao, lại có các tuyến quốc lộ huyết mạch đi qua như QL1A, QL20, QL51... Trong năm qua, tuyến QL1A đã được nâng cấp, cầu Đồng Nai mới hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của phương tiện lưu thông qua địa bàn. Đặc biệt, trạm cân Dầu Giây đi vào hoạt động, các xe quá tải né trạm đã làm hư hỏng các tuyến đường giao thông của địa phương ở khu vực lân cận.
Trước thực tế đó, tỉnh huy động hệ thống chính trị thực hiện công tác bảo đảm ATGT, nêu cao trách nhiệm, phát huy vai trò các ngành chuyên môn, cấp cơ sở, các tổ chức đoàn thể. Công tác ATGT được tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hàng quý, với sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban ATGT. Do đó, lãnh đạo địa phương kịp thời chỉ đạo các ban, ngành phối hợp duy trì công tác ATGT, giải quyết những vấn đề phát sinh. Các ngành chức năng của địa phương đã có nhiều sáng tạo trong thực hiện công tác ATGT, như thành lập tổ tuyên truyền trật tự ATGT từ tỉnh xuống cơ sở đến các ban, ngành đoàn thể; tuyên truyền giáo dục ATGT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để người tham gia giao thông dễ hiểu, dần dần tạo lập ý thức tham gia giao thông có văn hoá. Công tác xử lý vi phạm được lực lượng chức năng tập trung chuyên sâu các chuyên đề như: chạy quá tốc độ, lấn làn, không đội MBH để góp phần hạn chế hành vi nguy hiểm. Năm 2009, tổng số tiền phạt vi phạm ATGT tại địa phương là 108 tỷ đồng, và một phần lớn số tiền này được đầu tư để giải quyết “điểm đen” TNGT.
Ngăn chặn TNGT liên quan đến rượu bia
Năm 2009, TNGT trên địa bàn Bến Tre giảm cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên, trong số 140 vụ TNGT đường bộ xảy ra có đến 77 vụ xảy ra vào thời điểm từ 18 - 24h, 25 vụ do người điều khiển phương tiện uống rượu bia say, 34 vụ đi không đúng phần đường quy định, 14 vụ tránh vượt sai quy định... Đây là những thách thức trong công tác đảm bảo ATGT năm 2010. Do đó để đạt mục tiêu giảm 5% ở cả 3 tiêu chí, Ban ATGT tỉnh xác định một số trọng tâm công tác đó là: tổ chức kiểm tra, khảo sát công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT của các cấp chính quyền địa phương và ban, ngành, đoàn thể. Trên cơ sở đó cập nhật xây dựng nội dung chương trình tuyên truyền phù hợp với việc nâng cao ý thức văn hoá giao thông của từng đối tượng; phối hợp với các nhà tài trợ, các đơn vị quản lý xây dựng khẩu hiệu với nội dung về rượu bia khi tham gia giao thông ở mọi tuyến đường và tại các quán ăn, nhà hàng... nhằm nhắc nhở người tham gia giao thông luôn ghi nhớ: “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”; “Đã lái xe thì không uống rượu bia”.
Việc kiểm tra, xử lý tiếp tục tập trung vào các tuyến đường thường xảy ra TNGT, xử phạt nghiêm các hành vi chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia, tránh vượt sai quy định, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 18 - 24h. Chỉ đạo công an các cấp thường xuyên phối hợp thay đổi phương thức TTKS lưu động, đột xuất giữa các cấp xã, phường, thị trấn không theo một quy luật thời gian nào, để mọi người tham gia giao thông lúc nào cũng nghĩ có lực lượng TTKS ở bất cứ tuyến đường nào trên địa bàn, tránh trường hợp quen biết, đối phó. Trong dịp Tết Nguyên đán sẽ tăng cường lực lượng, phương tiện phục vụ giao thông thông suốt tại các bến xe, các đầu mối giao thông và khu vực hai bến phà Cổ Chiên, Hàm Luông.