Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm xe cơ giới
Ngày đăng: 30/12/2016

          Tham gia giao thông, không ai mong muốn có tai nạn, thế nhưng cũng chẳng ai có thể lường trước được những rủi ro. Bảo hiểm xe cơ giới ra đời với ý nghĩa hỗ trợ người tham gia giao thông giảm bớt thiệt hại khi không may sảy ra tai nạn. Với ý nghĩa này, mua bảo hiểm xe cơ giới mang tính nhân văn sâu sắc và là một tất yếu khách quan của một xã hội phát triển, văn minh. Thế nhưng, một thực tế đáng lo ngại là quỹ bảo hiểm xe cơ giới đang bị trục lợi. Nhiều kẻ đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, dàn dựng tai nạn, khai báo sai sự thật để trục lợi bảo hiểm gây tổn thất lớn cho các cơ quan bảo hiểm và toàn xã hội.

          Trục lợi bảo hiểm xe cơ giới là hành vi kiếm lợi bất hợp pháp trong quá trình kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm. Các hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới phổ biến ở Việt Nam phải kể tới:

          Thứ nhất, hành vi gian lận khi khai báo không chính xác thông tin, thuật ngữ thông tin bất cân xứng giữa người mua bảo hiểm và DNBH. Người mua bảo hiểm luôn có xu hướng cung cấp thông tín theo hướng có lợi cho mình, với mức phí bảo hiểm thấp nhưng khi có sự cố thì lại được hưởng mức chi trả cao. Ví dụ điển hình về cung cấp thông tin không chính xác như: khai sai về tình trạng của phương tiện, người điều khiển phương tiện. Nguyên tắc bảo hiểm của các DNBH luôn từ chối bồi thường nếu xe chở quá tải trọng cho phép. Điều này dẫn đến hệ lụy là khách hàng đối phó bằng cách cho lái xe luôn cầm theo 02 phiếu vận chuyển, một để trình công an, bảo hiểm khi có kiểm tra, tai nạn và một trình cho nơi giao hàng.

          Thứ hai, khai tăng giá trị bồi thường. Hành vi trục lợi này rất phổ biến và mang tính cơ hội nhằm làm tăng thêm phần được bồi thường từ DNBH cho các phương tiện gặp rủi ro. Hành vi gian lận này còn phát sinh trong việc khai vượt mức độ thương tật, đối với các chấn thương liên quan đến tai nạn giao thông.

          Thứ ba, dàn dựng tại nạn giả và hiện trường giả. Đây là hành vi trục lợi bảo hiểm có tổ chức của người mua bảo hiểm. Đối với hành động gian lận này có thể coi là lừa đảo có tổ chức nhằm chiếm đoạt tài sản của DNBH.

          Thứ tư, gian lận trong nội bộ DNBH. Đây là hành vi cấu kết giữa nhân viên DNBH với người mua bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khoảng hơn 30% số lượng các vụ gian lận bảo hiểm có sự hợp tác của nhân viện bảo hiểm, chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân: Do mối quan hệ lâu dài giữa hai bên, nhân viên bảo hiểm không muốn mất khách hàng lớn, do đó, buộc phải thực hiện theo mong muốn của khách hàng; hoặc Nhân viên bảo hiểm có thể bị hấp dẫn bởi các cám dỗ vật chất đã liên kết với khách hàng nhằm trục lợi bảo hiểm.

           Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI), những năm gần đây, trục lợi bảo hiểm xe cơ giới diễn ra thường xuyên nhất vì khó phát hiện. Số tiền trục lợi bảo hiểm xe cơ giới hàng năm vào khoảng 15% tổng mức bồi thường. Nhiều trường hợp chủ xe cấu kết với xưởng hoặc gara sửa chữa xe để khai tăng giá sửa chữa hoặc thay mới khi không cần thiết, ghi khống hạng mục sửa chữa… để trục lợi. Một giả thuyết đặt ra là nếu những vụ việc này không được xác minh thì có nghĩa là số tiền hàng trăm tỷ đồng từ quỹ bảo hiểm sẽ rơi vào túi những người có hành vi trục lợi. Thế nhưng, xác minh được những hành vi trục lợi này không phải các công ty bảo hiểm và xã hội không có những tổn thất.

          Xét ở phạm vi ngành bảo hiểm, phí bảo hiểm được tính dựa trên số người tham gia bảo hiểm, xác suất xảy ra tai nạn rủi ro và số tiền phải chi trả cho mỗi vụ việc đó đồng thời căn cứ vào chi phí mà ngành bảo hiểm phải sử dụng để trả lương cho nhân viên bảo hiểm. Do vậy, khi người tham gia bảo hiểm có các hành vi trục lợi thì chi phí về con người, tiền đền bù tăng lên và do đó trục lơi bảo hiểm làm cho phí bảo hiểm tăng, làm thời gian thanh toán bảo hiểm kéo dài, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ mất uy tín. Đã có nhiều doanh nghiệp phải bỏ đi một số loại hình bảo hiểm hoặc cắt bớt các rủi ro được bảo hiểm do mức độ chi trả quá lớn và tình trạng trục lợi quá nhiều

          Nhìn ở góc độ xã hội nếu tình trạng này diễn ra liên tục mà không có các biện pháp ngăn chặn thì xã hội phải tổn thất một khoản tiền lớn cho những rủi ro không có thực, do vậy gây ra sự mất công bằng cho người tham gia bảo hiểm chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và không đảm bảo cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm với nhau. Trong toàn xã hội, người dân sẽ có tâm lý nghi ngờ ngành bảo hiểm, không tham gia bảo hiểm. Đây là nguy cơ ảnh hưởng đến an sinh xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành bảo hiểm.

          Theo quy định của luật bảo hiểm trong thời gian là từ 15 đến 30 ngày cơ quan bảo hiểm phải đưa ra các quyết định để hoàn tất hồ sơ xác minh và thanh toán bảo hiểm. Mặc dù đây là một điều luật bảo vệ người tham gia bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm nhưng nếu đứng ở góc độ thực thi pháp luật của các công ty bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm phải một sức ép lớn bởi thực tế đã chứng minh, có nhiều vụ tai nạn mà việc xác minh người đúng, người sai kéo dài tới hàng năm. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp còn phải cân nhắc giữa chi phí xác minh vụ việc và số tiền bồi thường. Có nhiều vụ việc chi phí xác minh còn lớn hơn số tiền bồi thường thì dù có nghi ngờ doanh nghiệp cũng đành bỏ qua. Khó khăn này của doanh nghiệp là một nguyên nhân khiến hành vi trục lợi gia tăng.

 

          Một vấn đề rất quan trọng nữa tạo nên sự gia tăng trục lợi bảo hiểm đó là sự phối hợp giữa các công ty bảo hiểm đối với các cơ quan chức năng khi xác minh vụ việc. Bên cạnh những bất cập trong quá trình thực thi pháp luật thì trục lợi bảo hiểm còn xảy ra bởi nguyên nhân cơ bản đó là người thi hành pháp luật hoặc các cán bộ bảo hiểm thông đồng với các cá nhân, tổ chức để cùng mưu lợi cho bản thân. Khi mà pháp luật chưa có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với hành vi trục lợi bảo hiểm cộng với người trực tiếp thực thi công tác kiểm tra, giám sát trục lợi bảo hiểm còn có những hành vi thông đồng với người tham gia bảo hiểm thì sẽ tạo nên sự dễ dàng cho người tham gia bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm từ đó phát sinh tâm lý trục lợi.

          Cần có giải pháp để ngăn chặn trục lợi bảo hiểm xe cơ giới là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Ý thức của người dân trong việc ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm là rất cần thiết. Trong quá trình kinh doanh vận tải, không ít doanh nghiệp đã có ý thức tốt trong việc ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm để từ đó có các biện pháp phối hợp cùng cơ quan chức năng. Để hạn chế hiện tượng gian lận nhằm trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới, các DNBH trên thế giới đã thay đổi từ việc thay vì tập trung phát hiện sai phạm ở khâu bồi thường sang tất cả các khâu của chu trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Việc hạn chế trục lợi bảo hiểm xe cơ giới sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các DNBH nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nhằm phòng tránh trục lợi bảo hiểm xe cơ giới một cách có hiệu quả, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm cho rằng cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể:

          Xây dựng chiến lược ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm toàn diện; Các biện pháp ngăn ngừa có thể tiến hành ngay từ những bước đầu tiên, khi khách hàng đưa thông tin vào hợp đồng bảo hiểm, sẽ là không hợp lý khi một chiếc xe có giá trị thấp trên thị trường lại mua một mức bảo hiểm đền bù rất cao, thì cảnh bảo trong hệ thống sẽ phải được đưa ra để nhân viên bảo hiểm chú ý đến hợp đồng bảo hiểm này. Các dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống sẽ giúp tăng hiệu quả của việc xác định gian lận từ phía các DNBH. Cơ sở dữ liệu thống nhất các hành vi gian lận sẽ cho phép các DNBH tích hợp thêm dữ liệu nội bộ bổ sung và dữ liệu từ bên ngoài, như ghi nhận những hành động gian lận bị nghi ngờ trước đây và “hành vi cần theo dõi” của ngành bảo hiểm.

           Nâng cao chất lượng đội ngũ giám định viên. Cần có sự phối hợp, ký cam kết, thỏa thuận hợp tác với các cơ quan chức năng: cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương... để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa DNBH và các cơ quan chức năng khi có rủi ro của Chủ xe xảy ra thì giám định viên sẽ nhận được hỗ trợ tối đa từ các bộ phận đó; Chuẩn hóa trình độ chuyên môn của đội ngũ giám định viên, bên cạnh đó, cần đặc biệt nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động khai thác bảo hiểm xe cơ giới; Chuyên môn hóa nghiệp vụ giám định bồi thường bằng hình thức tổ chức những khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ giám định bồi thường và những kỹ năng nghề nghiệp cho giám định viên. Ngoài đào tạo nội bộ, DNBH nên đầu tư bằng cách mời các chuyên gia đến từ các tổ chức, công ty giám định có uy tín trong và ngoài nước đến giảng dạy cho giám định viên.

                                                                                                H.L