Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Trả lời bạn đọc tháng 8
Ngày đăng: 19/08/2015

1. Bạn Đức Toàn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc hỏi:  Tôi đã tham gia bảo hiểm vật chất xe thì dù có bất kì tổn thất nào liên quan đến thiệt hại xe tôi thì đều được bảo hiểm? Vậy lý do là tại sao?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Rất nhiều chủ xe có suy nghĩ như vậy nên khi xảy ra tai nạn thường chạy xe về nhà sau đó thông báo để bảo hiểm sửa chữa, và kết quả thường nhận được là bị từ chối hoặc từ chối một phần số tiền sửa chữa. Trong một vụ tai nạn giao thông sẽ xảy ra các trường hợp sau: Chủ xe lỗi; Người thứ 3 lỗi; Hoặc lỗi hỗn hợp.

Giả sử trong trường hợp người thứ 3 lỗi, sau khi thỏa thuận thì chủ xe yêu cầu người thứ 3 bồi thường một số tiền, sau đó chủ xe sửa chữa bằng bảo hiểm. Điều đó sẽ dẫn đến thực trạng là vừa được sửa xe như cũ lại vừa có được một số tiền từ bồi thường. Điều này là vô lý, cho nên dù bất cứ trường hợp tai nạn nào xảy ra chủ xe phải báo liền cho bảo hiểm để bảo hiểm hướng dẫn chụp hình hiện trường hay báo công an trong trường hợp cần thiết.

2. Bạn Hải Yến, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hỏi: Tôi gửi ô tô ở tầng hầm chung cư, trận mưa lớn vừa qua làm nước tràn vào hầm và xe tôi bị ngập nước, nếu sửa chữa phải mất cả trăm triệu đồng. Xin hỏi trong trường hợp này tôi có được bồi thường không?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Với trường hợp trên bạn cần xem bạn có mua bảo hiểm chống ngận không. Nếu có thì cơ quan bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, khi xảy ra sự cố thì bạn cần gọi ngay cơ quan bảo hiểm đến lập biên bản hiện trạng lúc đó để có căn cứ bồi thường cho bạn.

Còn đối với chung cư trông giữ xe cho bạn, nếu trong trường hợp đồng ký kết ban đầu phải ghi rõ có bồi thường khi xảy ra sự cố cháy nổ, thiên tai, ngập nước phương tiện thì chủ đầu tư chung cư mới có trách nhiệm bồi thường xe ô tô của bạn.

3. Bạn Thanh Huyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hỏi: tại sao chúng ta phải mua bảo hiểm cho xe ô tô? Bảo hiểm ô tô có những hình thức nào và thông tin cụ thể ra sao?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Bảo hiểm xe ô tô là vô cùng cần thiết với doanh nhân hay cá khi đã sở hữu riêng cho mình những chiếc xe dành cho riêng mình vì nó sẽ bảo về cho bạn một cách toàn diện trên mọi con đường mà bạn đi, trong những chuyến du lịch xa, hay thậm chí là những chuyến đi đường dài mà những nguy hiểm không thể lường trước được hay những điều mà bạn không mong muốn như:

- Tai nạn xảy ra bất ngờ như: do va chạm, lật xe, hay thậm chí là cháy nổ, hỏa hoạn…

- Ngoài những sự cố về tai nạn ra nguyên nhân dẫn đến còn do những yếu tố thiên nhiện như: bão, lũ lụt, sét đánh, đông đất hay những cơn mưa đá mà có thể khiến tổn hại đến chiếc xe của bạn

- Do sự bất cẩn, không cố ý mà bạn đã để quên chìa khóa hay để xe vào những nơi không thể chú ý tới nó nên tại cơ hội cho những kẻ gian đánh cắp và gây ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng tới bạn

Chính vì những điều đó nên việc mua bảo hiểm xe ô tô cho chiếc xe cho mình là hoàn toàn cần thiết có thể tránh được những điều trên và đem lại sự an toàn, tin tưởng đối với chiếc xe yêu quý của bạn.

Chắc bạn cũng đã biết đến bảo hiểm xe máy thì dịch vụ bảo hiểm ô tô cũng tương tự như vậy và cũng được chia thành những hình thức sau:

Có các loại hình thức mà bạn được tham gia và lựa chọn (được quyền tham gia đọc lập hoặc đồng thời):

- Thứ nhất: đó là bảo hiểm vật chất xe

Đây là gói bảo hiểm không bắt buộc và bạn có thể suy nghĩ bởi vì khi tham gia vào bảo hiểm vật chất xe ô tô thì trong những trường hợp xảy ra sự cố hay va chạm, hư hỏng, trôm cướp ngoài ý muốn thì bên bảo hiểm sẽ cùng bạn, bù đắp vào những khoản chi phí thiệt hại và khắc phục để giúp bạn có thể hoàn toàn chủ động về mặt tài chính và yên tâm hơn khi sử dụng xe.

- Thứ hai: đó là bảo hiểm ô tô hai chiều nó cũng tương đương với bảo hiểm vật chất xe nhưng có điểm đặc biệt đó là khi bạn phạm lỗi nhẹ hay thậm chí xảy ra tai nạn về vấn đề giao thông nghiêm trọng thì bên bảo hiểm sẽ chịu những chi phí về hoàn toàn cho cả hai bên .

- Thứ ba: đó là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa bên thứ ba

Đây chính là phần bảo hiểm xe ô tô bắt buộc đối với chủ phương tiện và chính vì vậy nó có những đặc điểm ưu tiên mà hai cái ở trên không có đó là:

+ Bảo hiềm vật chất xe ô tô, giá trị của xe mà bên thứ ba gây ra cho bạn cũng như tài sản mà họ gây ra

+ Bồi thường thiệt hại về thân thể, tinh thần cũng như tính mạng của khách hàng theo quy đinh, hợp đồng vận chuyền khách hàng do sự cố ngoài ý muốn.

4. Bạn Minh Châu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hỏi:  em điều khiển xe tải đi trên phần đường của em nhưng có một xe con đi phía trước xe em và cũng đi vào phần đường của em. Chiếc xe đó phanh gấp và em đâm vào đuôi xe con đó. Bây giờ họ đòi em bồi thường theo giá của hãng ford. Họ yêu cầu thay thế toàn bộ phần hư hỏng không khắc phục chi tiết nào. Như vậy thì số tiền đó quá lớn với gia đình em. Em muốn hỏi nếu sau này bên kia khởi kiện ra tòa thì mức đền bù của bên em có phải đền bù như vậy không. Xe của họ mới mua nhưng năm sản xuất thì em không biết rõ và xe họ có bảo hiểm thân vỏ.

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Thứ nhấtanh cần xem xét lại việc anh đâm vào chiếc xe kia thì lỗi thuộc về bên nào như về việc anh có tuân thủ đúng nguyên tắc giao thông đường bộ về khoảng cách giữa các xe hay không? Anh có lơ đãng khi lái xe để không chú ý tới việc xe phía trước có ý định muốn phanh lại hay không? Hay do chiếc xe phía trước phanh gấp vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ? Cho nên, phải xem xét về yếu tố lỗi của các bên để xác định phương thức bồi thường hợp lý.

Thứ hai, về mức bồi thường theo quy định của pháp luật  thì có thể xảy ra các trường hợp xảy ra như sau:

Nếu như lỗi hoàn toàn thuộc về anh thì anh sẽ phải bồi thường để khắc phục hậu quả đối với chiếc xe theo giá trị thực tế hiện nay của chiếc xe.

Nếu như cả 2 phía cùng có lỗi trong vụ tai nạn thì 2 bên có thể thoả thuận về mức bồi thường cho chiếc xe trên.

Ngoài ra, nếu lỗi hoàn toàn thuộc về bên anh thì khi có xảy ra thiệt hại về sức khoẻ của phía bên kia thì anh có thể sẽ phải bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự sửa đổi 2005 như sau:

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Với sản phẩm bảo hiểm thân vỏ, khi tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm nhận bồi thường cho những thiệt hại thuộc "Phần bên ngoài" của xe ô tô tức là: cabin toàn bộ, ca lăng, capo, chắn bùn, toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, gạt nước, rửa kính, toàn bộ phần vỏ kim loại, nhựa hoặc gỗ…(thuộc tổng thành thân vỏ).

          - Tỷ lệ thân vỏ đối với xe chở người đến 9 chỗ chiếm khoảng 55% (Loại khác có thể hỏi khách hàng để tra cứu tỷ lệ theo bảng). Khi tham gia bảo hiểm thân vỏ xe, thiệt hại đối với các bộ phận sau không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

a) Tổng thành động cơ (Khối động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện phục vụ động cơ)

b) Tổng thành hộp số;

c) Toàn bộ trục và khớp cát đăng;

d) Tổng thành cầu trước, tổng thành cầu sau.

e) Toàn bộ bốn bánh xe và cơ cấu phanh;

f) Tổng thành hệ thống lái;

g) Tổng thành hệ thống treo trước, hệ thống treo sau;

h) Két nước, két dầu.

5. Bạn Minh Khang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hỏi: Khi nào chủ xe cơ giới mua bảo hiểm không được bồi thường?

Theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 thuộc Điều 6 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16-9-2008 của Chính phủ và Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính ban hành, chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Ngoài ra, chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện với các loại hình sau: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; bảo hiểm người ngồi trên xe...

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, đối với chủ xe cơ giới chỉ mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự thì không được bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau: Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại; lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy, không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới; lái xe không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe; thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại; thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn, thiên tai; thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm...

6. Bạn Minh Tâm, thành phố Hà Nội hỏi: Tại sao chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông do xe cơ giới của mình gây ra theo mức độ lỗi của lái xe?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

          Chủ xe cơ giới có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho xe của mình tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (hệ thống đèn, gương, còi, phanh, lốp...)

          Đồng thời chủ xe có nghĩa vụ tuyển dụng, giao việc cho lái xe có đủ bằng cấp chuyên môn, đảm bảo đủ sức khoẻ trong suốt hành trình (không mệt mỏi, căng thẳng, ngủ gật, tác hại của chất kích thích...).

          Khi tai nạn giao thông do xe của chủ xe gây ra, ít nhiều phía xe gây tai nạn có lỗi như sau:

- Bản thân chiếc xe gây tai nạn không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đảm bản an toàn giao thông.

- Bản thân lái xe gây tai nạn có ít nhiều lỗi vi phạm luật lệ an toàn giao thông  (phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường, không kịp phanh, ngủ gật...).

          Vì vậy, chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông do xe cơ giới của chủ xe gây nên.

          Trường hợp lái xe gây tai nạn nghiêm trọng sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra (có lỗi đây là lỗi vô ý hay lỗi cố ý để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải bồi thường trách nhiệm dân sự).

          Đặc biệt, Bộ luật dân sự  còn quy định xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ (là cỗ máy chứa nhiều khả năng trục trặc kỹ thuật lưu thông trên đường với tốc độ cao) nên chủ xe phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi mình không có lỗi.

          7. Bạn Thanh Hòa, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội hỏi: Các chủ xe cần phải mua những loại bảo hiểm TNDS nào, loại nào là bắt buộc? Thế quyền có áp dụng trong bảo hiểm TNDS không?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Thế quyền sẽ đ­ược áp dụng trong trường hợp xác định đ­ược trách nhiệm của người thứ ba (tổ chức, cá nhân không thuộc các bên của hợp đồng bảo hiểm) có lỗi đối với thiệt hại của đối tượng bảo hiểm xảy ra trong sự kiện bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sau khi bồi thường sẽ thế quyền ng­ười đ­ược bảo hiểm để đòi tổ chức, cá nhân đó. Thế quyền là biện pháp mà luật pháp cho phép áp dụng nhằm tránh việc kiếm lời không hợp lý từ việc tham gia bảo hiểm.

          Theo Thông tư 126/2008/TT-BTC, chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với phạm vi bồi thường thiệt hại gồm:

- Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra;

- Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

          Ngoài ra, chủ xe có thể mua bảo hiểm theo hình thức bảo hiểm với các sản phẩm: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá vận chuyển; bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe (không phải là hành khách) và lái, phụ xe hoặc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với mức trách nhiệm cao hơn, rủi ro được bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm khác với quy định của Thông tư 126.

8. Bạn Đinh Hường, thành phố Thái Nguyên hỏi: Tôi chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông nhưng có thắc mắc là người có lỗi gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường như thế nào? Các doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết như thế nào trong trường hợp tài sản của nạn nhân - bên thứ ba của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lại đang đ­ược bảo hiểm bằng một loại hợp đồng bảo hiểm tài sản?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

          Theo Bộ luật dân sự, người nào có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường:

- Tài sản bị mất;

- Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

- Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định;

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 

Nguyên tắc chung: sẽ thực hiện sự phối hợp giải quyết bồi thường để số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không lớn hơn thiệt hại thực tế của người được bảo hiểm. Đó là biện pháp cần thiết nhằm không cho phép việc kiếm lời không hợp lý từ việc tham gia bảo hiểm.

Có thể có nhiều cách phối hợp và thông thường, hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ bồi thường và vận dụng thế quyền đòi người có lỗi, sau đó hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

▪ Ví dụ: Chủ xe A tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với người thứ ba; tai nạn đâm va xảy ra gây thiệt hại cho hàng chở trên xe tải B. Lô hàng đó đã được chủ hàng mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển. Lỗi của vụ tai nạn thuộc về phía xe A.

Giải quyết:

- Doanh nghiệp bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bồi thường cho chủ hàng theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển. Sau đó, thế quyền chủ hàng đòi chủ xe A;

- Chủ xe A  thực hiện trách nhiệm bồi thường theo luật dân sự và doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới bồi thường cho chủ xe A theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

- Số tiền bồi thường mà chủ hàng có thể nhận đ­ược tối đa chỉ bằng thiệt hại trong sự kiện bảo hiểm.

9. Bạn Cao Đoàn, tỉnh Bắc Kan hỏi: Người Việt Nam thường có thói quen xe to phải đền xe nhỏ, xe cơ giới phải đền xe thô sơ khi có TNGT xảy ra, cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật xe cơ giới có phải nguồn nguy hiểm cao độ không? Trách nhiệm của chủ xe như thế nào? Tại sao chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông do xe cơ giới của mình gây ra theo mức độ lỗi của lái xe?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

          Điều 623 Bộ luật dân sự quy định phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải phải bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông vận tải gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

-  Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

          Trong trường hợp phương tiện giao thông vận tải bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải cũng có lỗi trong việc để phương tiện giao thông vận tải bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

          Chủ xe cơ giới có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho xe của mình tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (hệ thống đèn, gương, còi, phanh, lốp...)

          Đồng thời chủ xe có nghĩa vụ tuyển dụng, giao việc cho lái xe có đủ bằng cấp chuyên môn, đảm bảo đủ sức khoẻ trong suốt hành trình (không mệt mỏi, căng thẳng, ngủ gật, tác hại của chất kích thích...).

          Khi tai nạn giao thông do xe của chủ xe gây ra, ít nhiều phía xe gây tai nạn có lỗi như sau:

- Bản thân chiếc xe gây tai nạn không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đảm bản an toàn giao thông.

- Bản thân lái xe gây tai nạn có ít nhiều lỗi vi phạm luật lệ an toàn giao thông  (phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường, không kịp phanh, ngủ gật...).

          Vì vậy, chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông do xe cơ giới của chủ xe gây nên.

          Trường hợp lái xe gây tai nạn nghiêm trọng sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra (có lỗi đây là lỗi vô ý hay lỗi cố ý để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải bồi thường trách nhiệm dân sự).

          Đặc biệt, Bộ luật dân sự  còn quy định xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ (là cỗ máy chứa nhiều khả năng trục trặc kỹ thuật lưu thông trên đường với tốc độ cao) nên chủ xe phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi mình không có lỗi.

10. Bạn Chiêu Anh, tỉnh Hà Tĩnh hỏi: cho tôi hỏi hành động cố ý gây thiệt hại là gì? Theo pháp luật quy định thì loại trừ bảo hiểm trong bảo hiểm bắt buộc TNDS Chủ xe cơ giới bao gồm những trường hợp nào?

Hành động cố ý gây thiệt hại: là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

 DNBH không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong các trường hợp sau:

1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.

2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

          11. Bạn Lê Vân, tỉnh Ninh Bình hỏi: Hồ sơ yêu cầu bồi thường trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới bao gồm các tài liệu gì?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau:

A – Những tài liệu hồ sơ do chủ xe, lái xe cung cấp

1. Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):

- Giấy đăng ký xe;           

- Giấy phép lái xe;

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm.

2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

- Giấy chứng thương;

- Giấy ra viện;

- Giấy chứng nhận phẫu thuật;

- Hồ sơ bệnh án;

- Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).

3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản:

- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

B – Những tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập hồ sơ của cơ quan công an.

4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn:

- Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn;

- Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có);

- Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn;

- Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông;

- Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

                                                           CỤC CẢNH SÁT GIAO THÔNG