Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Trả lời bạn đọc tháng 4
Ngày đăng: 22/04/2015

1. Bạn Hồ Hương, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang hỏi: Hồ sơ yêu cầu bồi thường trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới bao gồm các tài liệu gì?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau:

A – Những tài liệu hồ sơ do chủ xe, lái xe cung cấp

1. Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):

- Giấy đăng ký xe;    

- Giấy phép lái xe;         

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm.

2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

- Giấy chứng thương;

- Giấy ra viện;

- Giấy chứng nhận phẫu thuật;

- Hồ sơ bệnh án;

- Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).

3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản:

- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

B – Những tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập hồ sơ của cơ quan công an.

4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn:

- Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn;

- Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có);

- Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn;

- Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông;

- Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

2. Bạn Tú Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang hỏi: Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới  được quy định như thế nào ?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

1. Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư 126 cho doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.

4. Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.

5. Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên quyền khởi kiện không còn giá trị.

3. Bạn Thanh Huyền, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh hỏi: Hiện nay các chủ xe phải mua bảo hiểm bắt buộc TNDS với mức trách nhiệm là bao nhiêu?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Theo Thông tư 151/2012/TT-BTC  ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính về việc Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC và Thông tư số 103/2009/TT-BTC Bộ Tài chính quy định về mức trách nhiệm bảo hiểm  bắt buộc tối thiểu quy định như sau:

Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:

- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 70.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 40.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.

- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 70.000.000 đồng/1 vụ tai nạn”.

Bên cạnh mức trách nhiệm tối thiểu đó các chủ xe cũng có thể tự nguyện thỏa thuận tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn (mức trách nhiệm tự nguyện) của doanh nghiệp bảo hiểm chủ động đưa ra để khách hàng lựa chọn.

4. Bạn Tuấn Phong, quận Long Biên, thành phố Hà Nội hỏi: Phí bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được tính  như thế nào?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Thông tư 151/2012/TT-BTC quy định phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới được tính theo biểu phí bảo hiểm.

Phí bảo hiểm quy định như sau:

Số TT

Loại xe

Phí bảo hiểm năm (đồng)

I

Mô tô 2 bánh

 

1

Từ 50 cc trở xuống

55.000

2

Trên 50 cc

60.000

II

Xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự

290.000

III

Xe ô tô không kinh doanh vận tải

 

1

Loại xe dưới 6 chỗ ngồi

397.000

2

Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi

794.000

3

Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi

1.270.000

4

Loại xe trên 24 chỗ ngồi

1.825.000

5

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

933.000

IV

Xe ô tô kinh doanh vận tải

 

1

Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký

756.000

2

6 chỗ ngồi theo đăng ký

929.000

3

7 chỗ ngồi theo đăng ký

1.080.000

4

8 chỗ ngồi theo đăng ký

1.253.000

5

9 chỗ ngồi theo đăng ký

1.404.000

6

10 chỗ ngồi theo đăng ký

1.512.000

7

11 chỗ ngồi theo đăng ký

1.656.000

8

12 chỗ ngồi theo đăng ký

1.822.000

9

13 chỗ ngồi theo đăng ký

2.049.000

10

14 chỗ ngồi theo đăng ký

2.221.000

11

15 chỗ ngồi theo đăng ký

2.394.000

12

16 chỗ ngồi theo đăng ký

2.545.000

13

17 chỗ ngồi theo đăng ký

2.718.000

14

18 chỗ ngồi theo đăng ký

2.869.000

15

19 chỗ ngồi theo đăng ký

3.041.000

16

20 chỗ ngồi theo đăng ký

3.191.000

17

21 chỗ ngồi theo đăng ký

3.364.000

18

22 chỗ ngồi theo đăng ký

3.515.000

19

23 chỗ ngồi theo đăng ký

3.688.000

20

24 chỗ ngồi theo đăng ký

3.860.000

21

25 chỗ ngồi theo đăng ký

4.011.000

22

Trên 25 chỗ ngồi

4.011.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ)

V

Xe ô tô chở hàng (xe tải)

 

1

Dưới 3 tấn

853.000

2

Từ 3 đến 8 tấn

1.660.000

3

Trên 8 đến 15 tấn

2.288.000

4

Trên 15 tấn

2.916.000

 

5. Bạn Dương Tuấn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hỏi: Tham gia bảo hiểm TNDS dài hạn thì có được giảm phí bảo hiểm không? Khái niệm người thứ ba trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có bao gồm tất cả các nạn nhân bị thiệt hại về người và tài sản trong các vụ tai nạn do việc sử dụng xe gây ra hay không?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Chủ xe chỉ được tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo từng năm một và với mức phí mỗi năm là xác định, không được tăng hoặc giảm phí.

Theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP thì “Bên thứ ba” là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:

- Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó;

- Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó;

- Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.

6. Bạn Huỳnh Mai, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên hỏi: Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách được xác định dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

- Hành khách: là những người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ Luật dân sự.

- TNDS của chủ xe đối với hành khách được chuyên chở trên xe là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng – hợp đồng vận tải hành khách giữa chủ xe và hành khách mà vé cước vận chuyển chính là bằng chứng của hợp đồng. Chủ xe có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách được chuyên chở trên xe do lỗi của người điều khiển xe hoặc chủ xe theo thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng vận tải hành khách.

- TNDS của chủ xe đối với hành khách về nguyên tắc sẽ căn cứ trước hết các thỏa thuận cụ thể của chủ xe và hành khách. Tuy nhiên, vì việc thỏa thuận vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật (Luật dân sự đặt ra những khuôn khổ nhằm đảm bảo sự bình đẳng của các bên tham gia vận tải, các quyền và nghĩa vụ cơ bản) và với đặc điểm cung cấp dịch vụ vận tải đồng loạt cho hàng loạt khách hàng nên thông thường, việc quy kết trách nhiệm bồi thường theo các quy định của pháp luật dân sự. Bộ Luật dân sự CHXHCN Việt Nam, mục 8, điều 533 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: trong trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thông tư 126 quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có phạm vi bảo hiểm cả trường hợp trong hợp đồng (chuyên chở hành khách) nhưng giới hạn phạm vi bảo hiểm thiệt hại về người, không bảo hiểm thiệt hại về hành lý, tài sản của hành khách được chuyên chở.

7. Bạn Thu Thủy quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hỏi: Khi xảy ra tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe thì DNBH có trách nhiệm bồi thường đối với chủ xe cơ giới và người thiệt hại như thế nào?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.

Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.

Mức bồi thường bảo hiểm:

- Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC. Trường hợp có quyết định của toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

- Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước.

8. Bạn Trinh Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hỏi: Nếu giá vé cước vận chuyển hành khách của xe chở khách có tính gộp cả phí bảo hiểm tai nạn hành khách thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giải quyết như thế nào khi tai nạn xảy ra cho hành khách?

Với câu hỏi của bạn Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời như sau:

Trường hợp trên, thiệt hại của hành khách có thể liên quan đến trách nhiệm của 2 hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với hành khách chuyên chở và hợp đồng bảo hiểm tai nạn hành khách. Như vậy hành khách có quyền được nhận tiền trả bảo hiểm (theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm tai nạn hành khách) và số tiền bồi thường theo luật dân sự của chủ xe. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách.

                                                 CỤC CẢNH SÁT GIAO THÔNG