Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
Ngày đăng: 08/01/2015

Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với những rủi ro đang rình rập ở mọi lúc mọi nơi, khi xã hội càng văn minh, hiện đại thì tổn thất phải gánh chịu từ những rủi ro tiềm ẩn càng thường xuyên và thảm khốc hơn. Dù  muốn hay không mỗi chúng ta luôn phải đuơng đầu với những rủi ro mà không thể biết trước được mức độ thiệt hại mà nó gây ra, chính vì lẽ đó, bảo hiểm ra đời và khẳng định được vai trò quan trọng của nó trong xã hội.

          Vì mục đích tốt đẹp của bảo hiểm mà nhà nước đưa vào loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Nó rất cần thiết đối với đời sống xã hội. Nó thay mặt chủ nhân  thực hiện trách nhiệm dân sự đối với người bị thiệt hại mà không phải bất kỳ chủ nhân nào cũng đủ khả năng thực hiện trách nhiệm dân sự đó, góp phần khắc phục những hậu quả tài chính sau những vụ tai nạn do xe cơ giới gây ra.

Tại Việt Nam, bảo hiểm xe cơ giới được các nhà bảo hiểm triển khai ở miền Nam trước 1975, chủ yếu là bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Sau 1975, loại hình này được tiếp tục duy trì ở thành phố Hồ Chí Minh và sau đó lan ra tồn miền Nam (1979) và cả nước (1980). Năm 1988, nghị định số 30/HDBT của hội đồng Bộ Trưởng và tiếp sau đó là NĐ 115/1997/NĐ-CP được ban hành đưa ra chế độ bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự đối với tất cả các chủ xe cơ giới. Bảo hiểm xe cơ giới thông thường gồm ba loại cơ bản: bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm con người trong việc sử dụng xe.

Pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận và bảo vệ quyền lợi bất khả xâm phạm về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của mọi công dân. Vì vậy pháp luật buộc mọi người phải có trách nhiệm chung là không làm hại về tinh thần cũng như về vật chất của người khác. Nếu có hành vi vi phạm thì người bị thiệt hại được pháp luật bảo vệ có thể khiếu nại đòi bồi thường từ phía người gây thiệt hại.

Xe cơ giới xếp vào nguồn gây nguy hiểm cao độ mà pháp luật qui định, do đó các chủ xe khó có thể tránh khỏi những sai sót làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Dĩ nhiên, lúc đó họ phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với những sai sót đó mà ngay cả khi họ không có lỗi.

Vậy có thể hiểu trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là phần trách nhiệm mà theo qui định của pháp luật một người hay nhiều người là chủ xe cơ giới phải bồi thường hậu quả đã gây ra cho một hay nhiều người hoặc đối tượng họ đảm nhận chuyên chở. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, hậu quả của trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự do việc sử dụng xe cơ giới gây ra là không thể bảo hiểm.

Trong thực tế, trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có thể biểu hiện dưới hai dạng là: trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới theo hợp đồng và trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới theo hợp đồng được xác định trên cơ sở những thỏa thuận dân sự giữa một bên là chủ xe với một bên là các đối tượng cần vận chuyển (hành khách, hàng hóa). Trách nhiệm này có thể đưa ra trên cơ sở quy định chung của pháp luật và có thể là những thỏa thuận riêng. Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới theo hợp đồng thường là trách nhiệm đối với hành khách trên xe và trách nhiệm đối với hàng hóa trên xe.

Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba trong các vụ tai nạn xe cơ giới gây ra. Bởi trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bối thường thiệt hại. Trách nhiệm này phải phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khácTuy nhiên, trong thực tế, tại nạn do xe cơ giới gây ra có thể có nhiều nguyên nhân cho nên cần phải điều tra thật đầy đủđể xác minh rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Do đó, khi xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý một số trường hợp sau:

Người lái xe gây ra tai nạn khi anh ta sử dụng vào việc riêng: Chủ xe vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng được đòi hỏi trách nhiệm của người lái xe.

Tai nạn xảy ra khi xe đang giao cho người khác mượn: Người mượn phải bồi thường. Nếu chủ xe cho mượn cả lái xe thì chủ xe chịu trách nhiệm bồi thường.

Tai nạn xảy ra khi xe lưu hành không có sự đồng ý của chủ xe: Người sử dụng không được phép của chủ xe phải bồi thường.

Tai nạn do người vị thành niên gây ra: Họ không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì không có năng lực hành vi dân sự. Nếu người vị thành niên điều khiển xe gây tại nạn thì thông thường cha mẹ hoặc người dám hộ là người chịu trách nhiệm bồi thường.

                                                                            Lê Khanh