Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / An toàn giao thông
Kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT năm 2014 của lực lượng Cảnh sát giao thông và những kinh nghiệm cần phát huy.
Ngày đăng: 22/01/2015
Kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT năm 2014 của lực lượng Cảnh sát giao thông và những kinh nghiệm cần phát huy.

Năm 2014 được đánh giá là một năm nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Tai nạn giao thông (TNGT) giảm trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương; ùn tắc giao thông đã được khắc phục từng bước, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong nhân dân đã có bước tiến bộ so với năm 2013.

 Đạt được kết quả trên, ngoài sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, các Bộ, Ngành và cả hệ thống chính trị. Phải nói đến  quyết tâm chính trị, cố gắng nỗ lực của các lực lượng chức năng trong đảm bảo TTATGT. Đã triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp công tác, trong đó đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT.

          Ở cơ quan Cục Cảnh sát giao thông

- Đã có thông báo đến Công an các địa phương về kết quả công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT năm 2013 của lực lượng Cảnh sát giao thông trên cơ sở theo dõi và kiểm tra công tác này tại các địa phương để Công an các địa phương rút kinh nghiệm triển khai thực hiện trong năm 2014. Đồng thời có kế hoạch định hướng về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền năm 2014 để CSGT Công an các địa phương tổ chức thực hiện.

- Xây dựng 11 kế hoạch tuyên truyền cao điểm theo chuyên đề, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Công an nhân dân, các đơn vị truyền thông ở Trung ương và địa phương đi thực tế xây dựng các phóng sự, viết các tin, bài tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông.

- Ban hành 30 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn CSGT Công an các địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT. Tham mưu đề xuất kịp thời những vấn đề báo chí phản ánh có liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT của lực lượng CSGT.

- Tham gia trả lời phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm, đối thoại trên các báo, đài truyền hình với các chủ đề “Thực hiện pháp luật ATGT-Tăng cường quản lý hoạt động vận tải”; “CSGT phải điều trị tâm lý ngày càng nhiều do áp lực công việc”; “kiểm tra cân tải trọng xe quá khổ, quá tải’’; xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, lạm dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thôngv.v ...

- Phối hợp với các Đài truyền hình xây dựng, phát sóng trên VTV1, VTV2, ANTV, VTC 58 phóng sự, clip đề cập những nội dung có liên quan đến tình hình phức tạp trong lĩnh vực ATGT để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân như: xử lý xe quá trọng tải – thực trạng và giải pháp; xử lý vi phạm nồng độ cồn theo kinh nghiệm Quốc tế; nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, XLVP về TTATGT trên các tuyến đường cao tốc; cảnh báo phòng ngừa các tình huống tai nạn giao thông;  hướng dẫn quy tắc giao thông cho người đi bộ; bánh xe đường làng; “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”; ″Vì an toàn trẻ em trên sông nước″; “Những giải pháp kiềm chế và phòng ngừa làm giảm tai nạn, giảm thiệt hại do TNGT đường thủy gây ra; “Cảnh báo và phòng ngừa tai nạn đuối nước đối với phương tiện chở khách, chở người…; in gần 100.000 tờ rơi với các chủ đề về xe quá trọng tải, nồng độ cồn, vi phạm luật ATGT để cấp phát cho các địa phương tuyên truyền ở các trọng điểm, nhất là đội ngũ lái xe tải, xe khác.

- Phối hợp với báo CAND, An ninh Thủ đô, Công an TP.HCM; Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình CAND và một số trang thông tin báo điện tử…thường xuyên tuyên truyền về tình hình TTATGT và hoạt động của lực lượng CSGT trong công tác TTKS, XLVP, đấu tranh phòng chống tội phạm, gương người tốt việc tốt. Đặc biệt đã phối hợp với VTV1 thường xuyên trao đổi thông tin về TTATGT phát sóng trên bản tin ATGT chào buổi sáng hàng ngày, Đài truyền hình CAND xây dựng phim “Nếu thiếu vắng những sắc vàng” phát sóng đúng ngày truyền thống của lực lượng CAND đã tạo được thiện cảm và sự thông cảm của nhân dân về những gian truân vất vả của lực lượng CSGT.

 - Có Kế hoạch chỉ đạo CSGT các địa phương nhân rộng mô hình tuyên truyền An toàn giao thông qua hệ thống loa phát thanh với của CSGT Hà Nội. Đã biên soạn, in 3.500 đĩa CD tuyên truyền theo các theo 5 chủ đề “quy tắc giao thông đường bộ; an toàn giao thông với học sinh, sinh viên; tuyên truyền luật giao thông trên địa bàn nông thôn, miền núi; an toàn giao thông tại đường ngang đường sắt” để cấp phát tới CSGT cấp huyện tổ chức in sao tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, làng, bản, xã, phường. Đến nay hầu hết CSGT công an địa phương đã có kế hoạch thực hiện và báo cáo đang tạo được hiệu ứng  tích cực trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong nhân dân.

- Tham mưu đề xuất Lãnh đạo cục chỉ đạo triển khai nâng cao chất lượng tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của lực lượng CSGT, cải tiến giao diện, bổ sung một số chuyên mục nhằm làm phong phú nội dung, hình thức tuyên truyền để nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác tuyên truyền trên Website. Chỉ đạo CSGT công an các địa phương khai thác, sử dụng các chuyên mục trên Website và gửi các tin, bài phối hợp tuyên truyền, phản ánh hoạt động của lực lượng CSGT toàn quốc trong công tác đảm bảo trật tự ATGT; đến nay đã có hàng trăm tin., bài được gửi về đăng tải trên Website. Điển hình là CSGT Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Đăk Lắc, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Đồng Tháp…Đặc biệt kể từ khi nâng cấp giao diện, đã có gần 600.000 độc giả vào Website  truy cập. 

Ơ các đơn vị Cảnh sát giao thông Công an các địa phương

- Thực hiện kế hoạch của Cục CSGT và Công an tỉnh, CSGT Công an các địa phương đã tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT năm 2014; trong đó tập trung chỉ đạo đơn vị chức năng và Công an cấp huyện chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật ATGT, đổi mới nội dung, hình thức, cách làm phù hợp theo từng chuyên đề, địa bàn, đối tượng để nhân dân hiểu, chấp hành; tập trung tuyên truyền các hoạt động của CSGT trong công tác bảo đảm TTATGT, gương người tốt, việc tốt.

Đã phối hợp với Đài PT-TH của Trung ương và địa phương xây dựng, đưa tin, phát sóng 12.229 tin, phóng sự, phim khoa giáo phản ánh về công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa của địa phương mình.

Tổ chức 31.229 buổi tuyên truyền lưu động; 11.799 buổi tuyên truyền miệng trên các tuyến đường, địa bàn trọng điểm phức tạp về TTATGT, cơ quan đơn vị, trường học thu hút hàng trăm ngàn người nghe.

Phối hợp với với Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp phát 1550 áo phao, dụng cụ nổi cho chủ bến, chủ phương tiện chở khách, chở người lực lượng Cảnh sát đường thủy các địa phương, góp phần tuyên truyền vận động việc mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.

Biên tập và phát hành 19.063 đĩa DVD và băng đài phát thanh; xây dựng 29.720 panô, khẩu hiệu, biểu ngữ tuyên truyền về bảo đảm TTATGT; phát 1.181.187 tờ rơi; tổ chức 25.231 buổi chiếu phim; ký cam kết không vi phạm luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho hơn 3 triệu người.

Nhiều đơn vị nhân rộng mô hình và cách làm hay bảo đảm TTATGT như Hà Nội với mô hình tuyên truyền ATGT qua hệ thống loa phát thanh; Thanh Hóa với mô hình tuyên truyền ATGT đến các đơn vị kinh tế như công ty may, công ty mía đường, doanh nghiệp vận tải; Bình Định với mô hình “Công an Bình Định tuyên truyền, giáo dục cá biệt thanh, thiếu niên (đối tượng cá biệt), phạm nhân tại Trại giam Kim Sơn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng”; Hậu Giang với “Cách làm tuyên truyền ATGT trong chức sắc tôn giáo”; Phú Yên xây dựng mô hình “Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT nơi công cộng”; Thừa Thiên Huế tổ chức ngày hội ATGT; mô hình thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước" ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hòa Bình, Ninh Bình; mô hình "Bến tàu khách du lịch văn hóa an toàn và phòng chống đuối nước trẻ em" tại Đồng Nai; mô hình "Văn hóa giao thông đường thủy" tại Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh...

Nhận xét, đánh giá và kinh nghiệm rút ra:

         Có thể nói, năm 2014 công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong bảo đảm TTATGT. Đã chú trọng đổi mới nhiều nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền phong phú, đa dạng, nhiều việc làm có chiều sâu có tác dụng nâng cao kiến thức hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông; hướng đến xây dựng nét đẹp văn hóa giao thông trong cộng đồng.

Nổi bật là công tác tuyên truyền về các hoạt động bảo đảm TTATGT, gương người tốt việc tốt trong lực lượng CSGT; định hướng cho dư luận xã hội tuyên truyền theo chủ đề của UBATGT Quốc gia về “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát trọng tải phương tiện” được nhân dân quan tâm đồng tình, đánh giá cao.

Nhiều địa phương đã vận dụng các hình thức tuyên truyền sáng tạo, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tạo sự thu hút, chú ý trong nhân dân. Những nỗ lực đó đã tác động đến nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Những mô hình hay, cách làm hiệu quả, những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo đảm TTATGT được chú trọng xây dựng và nhân rộng trong phong trào tham gia bảo đảm TTATGT, tạo ý thức trách nhiệm chung của cộng đồng, từng bước xây dựng nếp sống văn hóa giao thông trong toàn xã hội.

Cục biểu dương các địa phương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Vĩnh Long, Hậu Giang, Long An, Bình Phước, Đắk Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tây Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Tiền Giang, Kiên Giang.

Tuy nhiên, một số địa phương có thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT nhưng trực tiếp đến được với đội ngũ lái xe còn ít; hình thức tuyên truyền còn đơn giản, chưa có sức lan tỏa sâu rộng tác động mạnh đến ý thức của người tham gia giao thông ở địa bàn vùng sâu, vùng xa và miền núi nên kết quả đạt được còn hạn chế.

Việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở một số địa phương còn chưa đúng mức; Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, chưa phát huy hết hiệu quả các biện pháp tuyên truyền.

Từ những kết quả đã đạt được và một số mặt còn hạn chế, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

Một là: Từ thực tế tổng kết công tác bảo đảm TTATGT cho thấy, ở nơi nào các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo công an các cấp quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT thì ở địa phương đó tình hình TTATGT có nhiều chuyển biến rõ rệt, kiềm chế và giảm được TNGT. Do vậy, lực lượng CSGT phải tranh thủ tối đa sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất về công tác bảo đảm TTATGT nói chung và công tác công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT nói riêng.

Hai là: Công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về TTATGT phải bám sát thực tiễn, đặc biệt là những nơi tình hình phức tạp về TTATGT nổi lên để chủ động tham mưu cho Uỷ ban nhân dân, Ban An toàn giao thông và Giám đốc công an có chỉ thị, quyết định và kế hoạch tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương nhằm kiềm chế sự gia tăng của TNGT và ùn tắc giao thông.

Ba là: Cần chủ động tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh có quy chế phối hợp với các ngành liên quan, các tổ chức chính trị – xã hội trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về TTATGT. Quy chế phối hợp cần phải cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng đơn vị, nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông trong từng thời gian cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Bốn là: Trong quá trình thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT, cần chọn điểm để xây dựng phong trào toàn dân tham gia giữ gìn TTATGT, phát hiện các mô hình tốt, cách làm hay từ phong trào để nhân rộng ở các địa bàn khác.

Năm là: Phải thường xuyên đổi mới về hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT ngắn gọn, đầy đủ, sát đối tượng; coi trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, công tác thông tin cổ động ở cơ sở, nhất là trên Đài THVN, Truyền hình CAND, Đài tiếng nói Việt Nam, các báo Trung ương và địa phương, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở. Đặc biệt phải chú ý thời lượng và khung giờ tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của nhân dân.

Sáu là: Thông qua các mặt công tác của lực lượng CSGT như: Tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, đăng ký quản lý phương tiện giao thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT nhằm giúp người dân hiểu luật, chấp hành và đồng tình ủng hộ lực lượng CSGT.

Bảy là: Báo cáo kịp thời để tranh thủ sự quan tâm của UBND, Ban ATGT tỉnh quan tâm mua sắm trang thiết bị kỹ thuật (máy ảnh, máy camera, máy chiếu, panô ảnh, biển báo hiệu đường bộ…), khen thưởng, đào tạo, tập huấn công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT.

Tám là: Định kỳ sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT; kịp thời biểu dương, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, đồng thời rút kinh nghiệm những tồn tại, thiếu sót  để công tác này ngày càng được phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT của người tham gia giao thông.

Năm 2015 diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại. Tình hình TTATGT dự báo sẽ có những diễn biến phức tạp, công tác bảo đảm TTATGT còn gặp nhiều khó khăn. Đòi hỏi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT phải được Công an các địa phương đặc biệt trú trọng quan tâm hơn nữa. Đặc biệt phải đa dạng hóa về hình thức, nội dung phải phù hợp và đến được với các đối tượng tham gia giao thông. Mỗi cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông phải là một cán bộ dân vận giỏi để nhân dân hiểu, tự giác chấp hành Luật Giao thông và tích cực ủng hộ lực lượng CSGT thực thi nhiệm vụ./.

  Đại tá Nguyễn Hữu Luyện – Cục CSGT

Các tin khác liên quan