* KẾT QUẢ ĐÁNG GHI NHẬN: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 32/CP ngày 29/6/2007 và Nghị quyết số 05/CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ, Công điện số 281/TTg ngày 22/2/2008 và các Chỉ thị số 16/CT, 1405/CT của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông, các Bộ, Ngành, chức năng, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội cả nước đã triển khai đồng bộ, mạnh mẽ nhiều biện pháp bảo đảm (TTATGT), đặc biệt là chủ trương bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi môtô, xe gắn máy. Một trong những biện pháp được quan tâm hàng đầu là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho các tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ lái xe và nhân dân ở vùng nông thôn. Các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài truyền hình Việt Cùng với công tác tuyên truyền, các lực lượng chức năng đã tăng cường tuần tra kiểm soát (TTKS), xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT. Năm qua, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) đã phối hợp với các lực lượng hữu quan mở 04 đợt cao điểm bảo đảm TTATGT: Cao điểm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý và triển khai thực hiện chủ trương bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường theo kế hoạch số 5432/C11-C26; cao điểm bảo đảm TTATGT dịp Đại lễ Phật đản LHQ và lễ rước đuốc Olimpic Bắc Kinh 2008; cao điểm tổng kiểm tra, xử lý xe ôtô khách vi phạm theo Điện 77/HT của Tổng cục Cảnh sát (từ ngày 01/6 đến 20/7/2008); cao điểm tháng ATGT và tổng kiểm tra xử lý vi phạm theo các chuyên đề theo kế hoạch số 111/KH-BCA của Bộ (từ 01/9 đến 31/10/2008); hiện đang tiếp tục chỉ đạo mở cao điểm tổng kiểm soát các vi phạm về TTATGT nhằm bảo đảm TTATGT phục vụ dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu. Quá trình thực hiện các đợt cao điểm đã huy động tối đa lực lượng CSGT phối hợp với các lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, lực lượng Công an xã tham gia công tác bảo đảm TTATGT, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT, nhất là các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông; chỉ đạo đổi mới phương thức hoạt động tuần tra, kiểm soát; áp dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm. Kết quả trong năm qua lực lượng CSGT cả nước đã kiểm tra xử lý 5.431.191 trường hợp vi phạm TTATGT (trong đó 682.789 t/h không đội mũ bảo hiểm, 134.003 trường hợp xe ôtô chở khách vi phạm); kho bạc Nhà nước thu 1.225 tỷ đồng; tước GPLX 157.321 trường hợp; tạm giữ 25.653 xe ô tô, 761.691 mô tô, xe máy, 12.911 phương tiện khác. So với năm 2007 số vi phạm bị xử lý tăng 1.250.930 trường hợp (+29,9%); số tiền phạt tăng 571 tỷ đồng (+87,3%). Thông qua tuần tra kiểm soát, đã bắt giữ 863 tên tội phạm, thu: 51 xe ô tô, 345 xe mô tô, 37 kg vàng, 4 súng các loại, 569kg thuốc nổ, 4610 kíp nổ, 763 giấy phép lái xe giả; 13 bánh và 1,67kg heroin, 3.400 viên ma tuý tổng hợp. Phát hiện 1.656 vụ vận chuyển hàng hoá trái phép, thu 838m3 gỗ, 503.273 gói thuốc lá ngoại, 16.438 kg động vật hoang dã, 2.236 chai rượu ngoại, 304 mô tô không rõ nguồn gốc... riêng lực lượng công an xã, thị trấn qua thực tế hơn một năm thực hiện tham gia hoạt động bảo đảm TTATGT đã khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hhình và yêu cầu thực tế đảm bảo TTATGT tại địa bàn cơ sở, được cấp uỷ, chính quyền địa phương, nhân dân đồng tình ủng hộ. Hoạt động của Công an xă, thị trấn đă góp phần tích cực làm chuyển biến tình hình TTATGT tại địa bàn nông thôn và các khu vực dân cư, vùng sâu, vùng xa. Qua 1 năm thực hiện, lực lượng Công an xă đă tổ chức tuyên truyền được 115.558 lượt với 1.796.743 lượt người tham dự, tổ chức kư 653.522 bản cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về TTATGT; phát hiện lập biên bản 434.830 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền 45,4 tỷ đồng, bắt 71 tên tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông. Từ kết quả đă đạt được cùng với đề xuất của Bộ Công an, ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII thông qua dự án Luật giao thông đường bộ sửa đổi, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009, tại khoản 3, điều 87 có quy định "Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xă phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát TTATGT đường bộ trong trường hợp cần thiết; ngày 19/11/2008, Bộ Công an có Công văn số 2597/BCA huy động các lực lượng tham gia công tác bảo đảm TTATGT nhằm tạo nên được sức mạnh tổng thể, toàn diện thực hiện công tác bảo đảm TTATGT. Triển khai Nghị quyết số 16/NQ-CP về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và thành phố HCM, Cục CSGT đường bộ - đường sắt đã tham mưu cho Bộ và Tổng cục Cảnh sát có Công văn chỉ đạo, đồng thời đôn đốc và hướng dẫn các địa phương, nhất là các địa phương giáp ranh Hà Nội xây dựng và triển khai thực hiện các phương án phòng ngừa và giải toả ùn tắc giao thông trong đô thị và trên tuyến quốc lộ, nhất là việc phối hợp phân luồng, phân tuyến từ xa phục vụ giải toả ùn tắc giao thông. Cục CSGT đường bộ - đường sắt đã phối hợp khảo sát tổ chức giao thông trên tuyến quốc lộ 10 (địa phận Thái Bình, Nam Định), Quốc lộ 2 (Phú Thọ), Quốc lộ 1 Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và từ Khánh Hoà đến Bình Thuận; quốc lộ 14 đoạn đèo Lò Xo và khảo sát tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội. Qua khảo sát đã phát hiện, kiến nghị những bất hợp lý về tổ chức giao thông trên tuyến quốc lộ 1A và một số tuyến, nút giao thông trọng điểm. CSGT Công an các địa phương đă tiến hành khảo sát trên 70 tuyến quốc lộ trọng điểm và có kiến nghị 1.617 điểm bất hợp lư về tổ chức giao thông, với 926 kiến nghị về biển báo hiệu, 67 kiến nghị về vạch sơn, 112 kiến nghị về gờ giảm tốc, 48 kiến nghị về lan can pḥng hộ, 61 kiến nghị về nút giao, 247 kiến nghị về xử lư "điểm đen" tai nạn giao thông, 40 kiến nghị về t́nh trạng mặt đường, 96 kiến nghị về việc lắp đặt gương lồi tại các vị trí đường cong nguy hiểm.... Nhiều kiến nghị đă được tiếp thu, khắc phục, đặc biệt là các kiến nghị về khắc phục "điểm đen" tai nạn giao thông... Góp phần phòng ngừa giảm thiểu TNGT xảy ra. Những nỗ lực và kết quả trên đã góp phần quan trọng trong việc kiềm chế, giảm thiểu TNGT xảy ra. Năm 2008 xảy ra 12.163 vụ TNGT đường bộ làm chết 11.318 người, bị thương 7.885 người, so với năm 2007 giảm 2.055 vụ (14,5%); giảm 1.539 người chết (12%); giảm 2.746 người bị thương (25,8%). So với tỷ lệ trên 10.000 phương tiện, số vụ giảm 1,7(4,6/6,3), số người chết giảm 1,45(4,25/5,7), số người bị thương giảm 1,74(2,96/4,7). Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng giảm cả 3 mặt: giảm 54 vụ (29%); giảm 113 người chết (22,2%); giảm 244 người bị thương (33,1%). * CÒN NHIỀU VIỆC CẦN LÀM TRONG NĂM 2009: Tuy nhiên tình hình TTATGT vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp: Số người chết do tai nạn giao thông vẫn ở mức cao và nghiêm trọng, như vụ xảy ra tại Bình Thuận làm chết 14 người, bị thương 20 người, vụ xảy ra tại Nghệ An làm chết 16 người bị thương 14 người, vụ xảy ra tại ĐắkLắc làm chết 11 người, bị thương 19 người...;Đáng chú ý, có 39 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan xe ôtô chở khách, làm chết 142 người, bị thương 356 người (trong đó do xe khách gây ra là 28 vụ làm chết 101 người, bị thương 246 người); Ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra và tính chất ngày càng nghiêm trọng, tập trung nhiều nhất là các khu vực nội thành, nội thị thuộc Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và trên quốc lộ 1 và quốc lộ 18; Tình hình tụ tập gây mất trật tự công cộng, đua xe trái phép còn xảy ra phức tạp: Đã xảy ra 991 vụ, tại các địa phương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An, Nghệ An...; trong đó, Công an TP Hồ Chí Minh đã bắt giữ 01 vụ đua xe trái phép với 03 đối tượng, 01 xe môtô và 10 triệu đồng tiền cá cược... Công tác phòng chống đua xe trái phép của công an các địa phương quyết liệt hơn so với những năm trước, đã khởi tố và đề nghị truy tố 03 vụ, 05 đối tượng, tạm giữ 1.330 xe môtô vi phạm để xử lý Tình trạng xe khách vi phạm chở quá số người quy định tuy đã giảm nhiều, nhất là tình trạng nhồi nhét khách, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp xe ô tô khách vi phạm; Chống lại CSGT khi thi hành nhiệm vụ gia tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng: Xảy ra 115 vụ, làm 63 đồng chí Cảnh sát giao thông bị thương. So với năm 2007 tăng 52 vụ, tăng 20 trường hợp cán bộ, chiến sỹ bị thương, xảy ra nhiều tại các địa phương: Hà Nội 51 vụ; Hải Phòng , thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi 5 vụ; Sơn La, Kon Tum mỗi nơi 4 vụ; Lâm Đồng, Đồng Nai mỗi nơi 3 vụ..., từ tháng 07/2007 đến tháng 07/2008, đã xảy ra 60 vụ chống lại lực lượng Công an xã tham gia công tác bảo đảm TTATGT, làm 3 đồng chí hy sinh, 39 đồng chí bị thương. Nguyên nhân của tình hình trên trước hết và trực tiếp là do ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém, đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra phần lớn các vụ tai nạn giao thông. (Phân tích các vụ tai nạn giao thông đường bộ cho thấy: Do lỗi người tham gia giao thông gây ra chiếm 65,4%, trong đó 22,9% chạy quá tốc độ quy định; 14% tránh vượt sai quy định; 3,8% say rượu bia điều khiển phương tiện; 15,8% thiếu chú ý quan sát...). Những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về TTATGT vẫn còn, so với năm 2007, ôtô tăng 16,8%; môtô tăng 14,2%; trong khi cơ sở hạ tầng giao thông phát triển chậm, chưa hoàn chỉnh, không đáp ứng được nhu cầu gia tăng phương tiện; quỹ đất dành cho giao thông đô thị quá thấp (tại Hà Nội chỉ đạt 2-3%, TP Hồ Chí Minh 4-5%, so với yêu cầu cần thiết theo quy định là 20-25%); việc triển khai thi công các dự án giao thông, điện, nước...tràn lan, không đồng bộ, thời gian thi công kéo dài, không có biện pháp tổ chức thi công, phân luồng giao thông hợp lý. Biên chế và trang thiết bị phục vụ công tác bảo đảm TTATGT cọ̀n thiếu nhiều, do đó không đủ lực lượng quán xuyến địa bàn và đảm bảo tuần tra kiểm soát 24/24 giờ. Để đạt được mục tiêu tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về TNGT năm 2009 so với năm 2008, phấn đấu giảm 5 - 7% số người chết do TNGT theo tinh thần Quyết định số 259/TTg của Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Nghị quyết 32/CP của Chính phủ đã đề ra, trước mắt cần tập trung chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT trong dịp tết Nguyên Đán và mùa lễ hội đầu năm 2009; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTATGT, trong đó tập trung xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật giao thông đường bộ sửa đổi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TTATGT, tập trung và các đối tượng là đội ngũ lái xe, học sinh, sinh viên, nhân dân ở vùng xâu vùng xa; đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm soát nghiêm các hành vi vi phạm theo chuyên đề trong từng thời điểm như: Người điều khiển xe ôtô khách, người đi môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm theo quy định; tiếp tục thực hiện giải toả hành lang ATGT đường bộ và Nghị quyết số 16/CP của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Với những thành tích, kinh nghiệm bảo đảm TTATGT năm 2008 và những nỗ lực ngay từ những tháng đầu, quý đầu, hy vọng mục tiêu giảm thiểu TNGT sẽ tiếp tục được thực hiện có hiệu quả.