Trong đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng CSGT đã phối hợp với ngành giáo dục phối hợp với cha mẹ học sinh triển khai đến 100% học sinh ký cam kết chấp hành nghiêm pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình “Công trường ATGT”. Bên cạnh đó, thông qua công tác TTKS, lực lượng CSGT đã phát hiện và xử lý nghiêm các t/h học sinh vi phạm về TTATGT; sau khi xử phạt VPHC, đã gởi thông báo về nhà trường để xem xét, xếp loại hạnh kiểm theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
Qua đó, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT của học sinh đã từng bước được nâng lên.Tuy nhiên, hiện nay công tác bảo đảm TTATGT đối với học sinh trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm:
Một là, công tác phối hợp giữa lực lượng CSGT với nhà trường và gia đình của các em học sinh còn chưa chặt chẽ; một số nội dung triển khai trong trường học còn mang tính hình thức, nhất là việc theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện cam kết giữa nhà trường với phụ huynh học sinh còn hạn chế.
Hai là, tình trạng học sinh THCS, THPT vi phạm TTATGT vẫn còn diễn chưa được phát hiện và xử lý kịp thời, nhất là vi phạm về điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi hoặc kg có GPLX theo quy định; thường các em học sinh này khi đến trường thường gửi xe bên ngoài cổng trường để tránh sự phát hiện của nhà trường; nhiều em học sinh ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm…
Ba là, một số nơi còn xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ đến trường và giờ tan trường do một số cơ sở giáo dục chưa bố trí được điểm dành cho phụ huynh dừng, đỗ phương tiện chờ, đón học sinh; khi tang trường phụ huynh và học sinh chen lấn nhau di chuyển ra về không tuân theo quy tắc giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến TNGT.
Bốn là, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về TTATGT hiện nay chưa giảm, vi phạm các nội dung đã ký cam kết mà một số nhà trường chưa phát hiện và xử lý kịp thời, nên chưa có tác dụng nâng cao được tính giáo dục và phòng ngừa chung đối với các em.
Năm là, Khi lực lượng CSGT kiểm tra trên đường lúc tang trường, nhiều học sinh vi phạm TTATGT phát hiện lực lượng làm nhiệm vụ quay đầu xe hoặc rẽ sang hướng khác nhằm trốn tránh sự kiểm soát; đối với các trường hợp này chúng tôi có biện pháp xử lý phù hợp chứ kg tổ chức rượt đuổi sẽ gây nguy hiểm cho các em. Qua thống kê 12 t/h học sinh vi phạm chúng tôi đã gửi thông báo về nhà trường, trong đó chỉ có 05 t/h nhận được phản hồi, cá biệt có 01 t/h học sinh khai không đúng địa chỉ của nhà trường và lớp học.
Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nêu trên, chủ yếu là do:
(1) Hạ tầng giao thông tại khu vực trước nhiều cổng trường học chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra như: Lượng xe ra vào cổng đông, trong khi đó đường hẹp, vỉa hè không đủ chỗ dẫn đến phụ huynh học sinh phải dừng, đỗ xe tràn ra đường dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ ở một số nơi.
(2) Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh chấp hành pháp luật về TTATGT thiếu chặt chẽ và chưa mang lại hiệu quả cao.
(3) Công tác phối hợp giữa lực lượng chức năng với nhà trường trong việc xử lý vi phạm TTATGT đối với học sinh chưa chặt chẽ, nhất là việc xử lý học sinh vi phạm ngay trong nhà trường, chuyển thông tin cho gia đình học sinh cùng tham gia giáo dục đối với các em.
(4) một số địa phương chưa quan tâm đến việc triển khai các hoạt động vận chuyển, đưa đón học sinh; thực tế hiện nay có một số gia đình do không có người đưa, rước nên cha mẹ vẫn giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông; có thông tin cho rằng: nếu xử lý nghiêm thì các em học sinh này sẽ bỏ học, ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường.
Thời gian tới, sẽ phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả 05 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Một là, Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phối hợp giữa lực lượng Công an và ngành GD&ĐT về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 - 2025. Hằng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, nhằm nâng cao hơn nữa ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các em học sinh khi tham gia giao thông.
Hai là, Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà trường và gia đình có biện pháp theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các em học sinh; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện ngay trong trường học và ngoài trường học; nếu phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và sẽ không có ngoại lệ.
Ba là, Đề xuất ngành GD có kế hoạch phát động phong trào thi đua giữa các trường học về lập thành tích trong công tác bảo đảm TTATGT, trong đó cần có biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua; đồng thời có chế tài xử lý đối với những nơi tham gia phong trào còn hình thức, để nhiều học sinh vi phạm pháp luật về TTATGT.
Bốn là, Lực lượng CSGT sẽ tăng cường TTKS và xử lý nghiêm học sinh vi phạm TTATGT; đồng thời có phương án bố trí lực lượng để phát hiện và xử lý kịp thời các t/h quay đầu xe, rẽ sang hướng khác trốn tránh sự kiểm tra. Sau khi xử lý, thông báo về nhà trường và đề nghị xem xét, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ và năm học.
Năm là, Phối hợp với chính quyền địa phương và nhà trường xây dựng và nhân rộng các Mô hình “Cổng trường an toàn gia thông”, “Đội cờ đỏ” tại khu vực cổng trường trong các giờ cao điểm; bố trí nơi dừng, đỗ xe phù hợp cho phụ huynh đưa, đón học sinh, đảm bảo trật tự, không để xảy ra ùn tắc giao thông trước cổng trường và phòng ngừa TNGT. Đề xuất triển khai các hoạt động xe ô tô khách vận chuyển, đưa đón học sinh.
Chăm lo cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của mọi công dân, chúng tôi rất mong rằng các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với gia đình các em học sinh và lực lượng CA tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm TTATGT trong thời gian tới, tất cả vì sự an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông là trên hết.
Thượng tá Phạm Quốc Khái,
Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Sóc Trăng