Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Hoạt động lãnh đạo
Hội thảo khoa học “Đánh giá thực trạng năng lực Cảnh sát đường thủy toàn quốc”
Ngày đăng: 27/10/2023
Sáng ngày 25/10, Cục Cảnh sát giao thông tổ chức Hội thảo khoa học cấp tiểu ban “Đánh giá thực trạng năng lực Cảnh sát đường thủy toàn quốc”. Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông dự, chủ trì hội thảo.

Tham dự hội thảo còn có các đồng chí là lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông, đại diện các Cục nghiệp vụ Bộ Công an, Bộ Tư lênh - Bộ đội Biên phòng và lãnh đạo Công an các đơn vị địa phương và Cục Cảnh sát giao thông.

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Tại buổi Hội thảo, đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông cho biết Việt Nam là quốc gia có mạng lưới giao thông đường thủy, rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp về phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên tuyến đường thủy; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là “ Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.

Đại diện các đơn vị tham dự buổi hội thảo.

Thời gian qua lãnh đạo Bộ Công an đã có nhiều chủ trương, giải pháp tăng cường xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông, trong đó có lực lượng Cảnh sát đường thủy, qua đó mô hình, tổ chức bộ của lực lượng Cảnh sát đường thủy được kiện toàn theo hướng tinh gọn; việc phân công, phân cấp nhiệm vụ theo hệ lực lượng giữa Cảnh sát đường thủy các cấp phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm sự chỉ đạo được kịp thời, thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, phát huy được trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sỹ trong thực thi nhiệm vụ, tạo nhiều chuyển biến tích cực cả về “chất” và “lượng”.

Trong những năm qua, lực lượng Cảnh sát đường thủy đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở tiến hành đồng bộ các biện pháp bảo đảm TTATGT-TTXH và phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm trên đường thuỷ trên đường thủy; Những cố gắng, nỗ lực của lực lượng Cảnh sát đường thủy đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT và TTXH trên đường thủy, góp phân kiềm chế, làm giảm TNGT trên phạm vi cả nước ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Công tác TTKS, xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát đường thủy đã có tác dụng phòng ngừa, đồng thời nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT đối với người tham gia giao thông.

Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay quá trình thực hiện nhiệm vụ của lượng lượng Cảnh sát đường thủy vẫn còn gặp một số vướng mắc, nhằm đánh giá đúng thực trạng hiện nay của lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cục Cảnh sát giao thông tổ chức Hội thảo khoa học cấp tiểu ban “Đánh giá thực trạng năng lực Cảnh sát đường thủy toàn quốc”. Để đạt được mục đích trên, trong Hội thảo này, đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng đề nghị các đồng chí tham dự hội thảo tập trung đi sâu làm rõ một số nội dung trọng tâm sau: thảo luận, đánh giá thống nhất một số vấn đề về lý luận, gắn với thực tiễn công tác bảo đảm TTATGT, TTXH của lực lượng Cảnh sát đường thủy đap ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; phân tích đánh giá, làm rõ tình hình TTATGT, TTXH trên đường thủy; sự tác động ảnh hưởng đến công tác bảo đảm TTATGT, TTXH và đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát đường thủy; đánh giá năng lực của lực lượng Cảnh sát đường thủy, tổng quan về lực lượng Cảnh sát đường thủy và các tiêu chuẩn đánh giá năng lực của lực lượng Cảnh sát đường thủy, làm rõ điểm mạnh và điểm yếu, trong đó đánh giá đúng, đầy đủ thực trạng năng lực của lực lượng Cảnh sát đường thủy hiện nay; đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát đường thủy phù hợp với tình hình thực tiễn trong thời gian tới.

Ban tổ chức cũng mong muốn nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của quý vị đại biểu, bổ sung làm sáng tỏ thêm những giá trị lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao năng lực Cảnh sát đường thủy...

Tham luận của Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo, đã được nghe các ý kiến phát biểu, thảo luận, đóng góp trên tất cả các lĩnh vực với tinh thần thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm cao, bày tỏ tin tưởng, phấn khởi với những kết quả đạt được; nêu lên những hạn chế, yếu kém; phân tích sâu sắc những nguyên nhân; kiến nghị các biện pháp, giải pháp, nâng cao năng lực Cảnh sát đường thủy có tính thực tiễn cao.

Tham luận của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Phát biểu bế mạc hội thảo, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông cho rằng, Hội thảo khoa học về “Đánh giá thực trạng năng lực Cảnh sát đường thủy toàn quốc” có ý nghĩa rất quan trọng, là căn cứ để xây dựng Đề án 12/ĐA-BCA-C08 ngày 12/5/2023 của Bộ Công an về việc “Xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.  

Qua các phần tham luận của các đơn vị, đồng chí Cục trưởng cho rằng cần cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới”, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới”. Phải xác định công tác bảo đảm TTATGT đường thủy và đấu tranh phòng, chống tội phạm là một nội dung trọng tâm của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó lực lượng Cảnh sát đường thủy giữ vài trò nòng cốt, có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp và địa phương.

Xây dựng lực lượng Cảnh sát đường thủy vững mạnh về chính trị, tư tưởng, ghiêm túc quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, nhất là phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm TTATGT và xây dựng đảng, xây dựng lực lượng CSGT đến toàn thể CBCS.

Tiếp tục nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, phân định rõ nhiệm vụ, tuyến, địa bàn của lực lượng Cảnh sát đường thủy ở từng cấp Công an và với các lực lượng khác, đảm bảo không chồng chéo, trùng dẫm; tiếp tục nghiên cứu phân công, phân cấp nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát đường thủy theo đúng phương châm “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, phù hợp với tình hình thực tế.

Quy định rõ đơn vị có trách nhiệm điều tra, giải quyết TNGT trong lực lượng Cảnh sát đường thuỷ, Biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển, trong đảm bảo TTATGT, giải quyết TNGT trên luồng hàng hải. Sửa đổi, bổ sung, khắc phục những vướng mắc, bất cập liên quan đến thẩm quyền điều tra cơ bản, sưu tra, hiềm nghi, đấu tranh chuyên án, xây dựng sử dụng cộng tác viên bí mật và nguồn kinh phí thực hiện. Công tác phối hợp trong TTKS bảo đảm TTATGT, TTXH; cứu nạn, cứu hộ và các nhiệm vụ khác như xử lý sự cố tàu thuyền trên biển, xử lý tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển.

Rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo TTATGT và đấu tranh, phòng chống tội phạm trên đường thuỷ của lực lượng Cảnh sát đường thủy, sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường thủy nội địa, các văn bản liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đường thủy nội địa; tài nguyên nước và khoáng sản; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí; bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai; khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; thủy sản; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình...và các văn bản có liên quan cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông phát biểu bế mạc hội thảo. 

Đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp các Đội, Trạm CSĐT tại các địa phương đã có Trạm Cảnh sát đường thủy và xây dựng cảng, bến thuỷ CAND phù hợp với yêu cầu phát triển, tính chất nhiệm vụ và đặc thù vùng, miền để phục vụ công tác neo đậu, dừng đỗ phương tiện và công tác xử lý vi phạm hành chính (tạm giữ phương tiện), đấu tranh, phòng chống tội phạm trên các tuyến đường thuỷ, ưu tiên cho các tỉnh, thành phố trọng điểm về GTĐT và ở địa bàn ven biển.

Đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ hiện đại, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển, tính chất nhiệm vụ và đặc thù vùng, miền trang bị cho các đơn vị Cảnh sát đường thủy; ưu tiên cho các tỉnh, thành phố ven biển và tỉnh, thành phố trọng điểm về GTĐT. Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ; thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ; phương tiện thông tin; trang phục đặc chủng; nguồn năng lượng.

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CBCS trong điều kiện cho phép, đảm bảo đầy đủ chế độ bồi dưỡng, chính sách cán bộ theo quy định; biểu dương khen thưởng, thông báo kịp thời các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm TTATGT và giữ gìn TTXH, dũng cảm, liêm khiết để học tập và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong lực lượng Cảnh sát đường thủy toàn quốc…

Các đồng chí lãnh đạo, đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Lệ Quyên