Mặt khác, Phòng Cảnh sát giao thông đã chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch để ứng phó kịp thời, hiệu quả; trọng tâm là chủ động bố trí lực lượng làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết giao thông, đặt biển báo “Nguy hiểm”, rào chắn barie...trước các điểm xảy ra ngập lụt, sạt lở để cảnh báo người dân.
Xây dựng phương án, giải pháp, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông (tại chỗ và từ xa); kiên quyết “Cấm đường” không để người dân và phương tiện đi vào khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở. Các phương tiện đã đi vào khu vực ngập lụt, sạt lở, chủ động phối hợp với các lực lượng tổ chức hướng dẫn giao thông, cứu nạn, cứu hộ, nhanh chóng đưa phương tiện và người dân ra khỏi khu vực ngập lụt, sạt lở.
Tăng cường tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường, các vị trí có nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở; chủ động lực lượng, phương tiện (xuồng, phương tiện chở xuồng, thiết bị cứu hộ, cứu nạn...), hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân di dời, sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn trước khi bão, lũ xảy ra, hạn chế thấp nhất hậu quả thiệt hại về người và tài sản do bão, lũ gây ra. Sẵn sàng làm nhiệm vụ và tăng cường cho các địa phương khi có chỉ đạo của Bộ Công an và Công an tỉnh Lai Châu.
Để phát huy vai trò xung kích, tuyến đầu trong phòng, chống thiên tai, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Phòng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các sở ban ngành, cơ quan thông tin đại chúng tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, tổ chức các hoạt động, chương trình phối hợp với các ngành, đơn vị; tập trung các nội dung phòng ngừa tai nạn giao thông trong mùa mưa bão.
Sùng Thị Dính