Thời gian qua, tình trạng các đối tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ và tội phạm chống lại lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) đang thi hành công vụ diễn ra nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng ở nhiều tỉnh, thành phố với tính chất manh động, côn đồ, hung hãn, thể hiện coi thường pháp luật, gây thương vong cho nhiều cán bộ chiến sĩ CSGT. Theo số liệu thống kê của cục CSGT đường bộ - Đường sắt, năm 2007 cả nước xảy ra 69 vụ đối tượng vi phạm TTATGT chống lại lực lượng CSGT đang thi hành công vụ, làm 01 đồng chí hi sinh và 48 đồng chí bị thương. Các địa phương xảy ra nhiều là: Hà Nội 13 vụ làm 9 CSGT bị thương, Hải Phòng 10 vụ làm 10 CSGT bị thương, Quảng Ninh 7 vụ làm 3 CSGT bị thương, Hà Tây 4 vụ làm 4 CSGT bị thương. TP Hồ Chí Minh 3 vụ làm 3 CSGT bị thương… 6 thàng đầu năm 2008 cũng đã xảy ra 64 vụ chống lại lực lượng CSGT đang thi hành công vụ làm 36 cán bộ chiến sĩ bị thương, trong đó Hà Nội xảy 30 vụ, Đồng Nai xảy ra 5 vụ, 7 địa phương xảy ra 2 vụ gồm: Hải Phòng, Lâm Đồng, Phú Thọ, Kon Tum, Sơn La, Nam Định và TP Hồ Chí Minh,… Theo số liệu của Tổng cục Cảnh sát từ năm 2003 đến nay, số vụ chống lại lực lượng CSGT đang thi hành công vụ đang chiếm tỉ lệ cao trong tổng số vụ đối tượng vi phạm, tội phạm chống lại lực lượng CSND đang thi hành công vụ: Số vụ chống lực lượng CSND đang thi hành công vụ (2003 – 2007) Lực lượng/ năm Năm 2003 (vụ) Năm 2004 (vụ) Năm 2005 (vụ) Năm 2006 (vụ) Năm 2007 (vụ) 6 tháng đầu năm 2008 Cảnh sát giao thông 15 17 22 18 69 64 Cảnh sát PCTP về ma tuý 13 22 28 35 29 Cảnh sát cơ động 18 18 25 20 23 LL cảnh sát khác 22 16 21 15 18 Cộng 68 73 106 88 139 Trong những năm qua, thực hiện Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, các Nghị quyết 13/2002/NQ–CP và 32/2006/NQ – CP của Chính phủ về bảo đảm TTATGT đường bộ-đường sắt, lực lượng CSGT là một trong những lực lượng nòng cốt, chủ yếu trong công tác bảo đảm TTATGT. Do lực lượng CSGT làm mạnh, xử lý kiên quyết các hành vi, vi phạm TTATGT, ngoài phạt tiền còn áp dụng nhiều biện pháp xử lý như: Tạm giữ phương tiện, tước giấy phép lái xe (GPLX), đánh dấu số lần vi phạm trên GPLX (thực hiện Nghị định số 15/2003/NĐ - CP của Chính Phủ quy định xử phạt VPHC về giao thông đường bộ) … Do đó các đối tượng vi phạm có những hành vi cản trở, lăng mạ, chửi bới và thực hiện những hành vi chống lại lực lượng CSGT đang thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý; hoặc các đối tượng vận chuyển hàng cấm, ma tuý, hàng lậu và gian lận thương mại với số lượng lớn, các đối tượng là tội phạm, đã tìm mọi thủ đoạn, kể cả chống lại, tấn công lực lượng CSGT để tẩu thoát. Nhiều vụ đối tượng vi phạm cho xe ô tô, mô tô lao thẳng vào cán bộ chiến sĩ CSGT hoặc dùng vũ khí, gậy gộc, đá đập phá xe ô tô, mô tô… tấn công lực lượng CSGT làm nhiều cán bộ, chiến sĩ CSGT thương vong. Có đối tượng còn đến tận nhà CBCS để hành hung, trả thù… Các hành vi nêu trên đã gây nên hậu quả rất nghiêm trọng làm nhiều CBCS CSGT hy sinh và bị thương trong khi làm nhiệm vụ, cụ thể: năm 2006 có 4 đồng chí hi sinh, 18 đồng chí bị thương nặng; năm 2007 có 1 đồng chí hi sinh, 48 đồng chí bị thương; 6 tháng đầu năm 2008 có 36 đồng chí bị thương. Điều nghiêm trọng hơn là các đối tượng tham gia giao thông – một hoạt động bình thường – nhưng lại công nhiên chống lại lực lượng công quyền đang thi hành nhiệm vụ duy trì, đảm bảo cho hoạt động giao thông, nghiêm trọng hơn là có những đối tượng xem thường pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến nền pháp chế XHCN. Qua phân tích tình hình đối tượng vi phạm TTATGT, tội phạm chống lại CSGT đang thi hành công vụ, chủ yếu là trong khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát (TTKS), xử lý vi phạm cho thấy tình trạng chống lại lực lượng CSGT có diễn biến phức tạp và gia tăng ở mức nghiêm trọng trong thời gian qua còn có các nguyên nhân sau: - Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vè TTATGT (Bộ luật hình sự, Luật giao thông đường bộ, Pháp lệnh xử lý VPHC, các Nghị định của Chính Phủ và xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ …) chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm TTATGT, chưa đến được với các đối tượng tham gia giao thông, nhất là đội ngũ lái xe, chủ xe, thanh thiếu niên; các hình thức tuyên truyền chậm cải tiến và đổi mới chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng tham gia giao thông … Do vậy hiệu quả chưa cao, chưa tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân trong việc phê phán, lên án hành vi chống lại lực lượng CSGT; giúp lực lượng cảnh sát giao thông xử lý, bắt giữ các đối tượng chống lại người thi hành công vụ. -ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người tham gia giao thông còn kém, thiếu tự giác. Tình trạng vi phạm TTATGT còn diễn ra phổ biến và nghiêm trọng như: Vượt đèn đỏ, chở quá người quy định, chạy quá tốc độ cho phép, uống rượu, bia quá nồng độ quy định vẫn điều khiển phương tiện, không đội mũ bảo hiểm theo quy định, không có giấy phép lái xe, … Những vi phạm trên vẫn được xem như bình thường, xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội. - Một bộ phận lớn cán bộ chiến sĩ CSGT thi hành công vụ, nhất là việc thi hành nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm TTATGT còn rất hành chính, thiếu nghiệp vụ Công an, nhận thức về công tác TTKS trong thời buổi kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm khi giải quyết các tình huống; còn có CBCS có thái độ, tác phong nóng nảy, thiếu nghiêm túc, chưa có kinh nghiệm khi ứng xử, không khéo léo mềm mỏng nhưng kiên quyết khi giải thích lỗi vi phạm và xử lý người vi phạm; trình độ nghiệp vụ còn non kém, thiếu bản lĩnh, không ít cán bộ chiến sĩ còn có biểu hiện hách dịch, thiếu tôn trọng, lễ phép khi tiếp xúc với nhân dân dễ gây bức xúc cho người vi phạm. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ TTKS , xử lý vi phạm chưa chấp hành đúng quy trình công tác, điều lệnh nội vụ của ngành, còn chủ quan, thiếu cảnh giác, thiếu chủ động bảo vệ mình, chưa tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân, hành khách trong việc phòng ngừa, đấu tranh với đối tượng vi phạm, chống lại lực lượng CSGT. Một số trường hợp CSGT kết luận, xử phạt, xử lý vi phạm TTATGT chưa đảm bảo khách quan và trình tự thủ tục pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người vi phạm nên dễ tạo ra mâu thuẫn, va chạm. - Trang thiết bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thông tin liên lạc phục vụ cho công tác của lực lượng CSGT làm nhiệm vụ TTKS tuy đã được đầu tư nhưng còn thiếu và sơ sài, nhất là công cụ hỗ trợ như dùi cui điện, mũ bảo hiểm, súng bắn đạn cao su, sơn, hơi cay,… Thực tế đang diễn ra một thực trạng là lực lượng CSGT không áp dụng các biện pháp mạnh, cứng rắn khi có đối tượng vi phạm TTATGT, chống lại CSGT vì sợ vượt quá phòng vệ chính đáng, kiện tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi, thi đua của bản thân. - Việc xử lý các vụ việc chống lực lượng CSGT đang thi hành công vụ ở một số địa phương còn thiếu kiên quyết, hồ sơ vụ việc lập chưa chặt chẽ và đúng quy định thủ tục pháp luật dẫn đến khó xử lý hoặc chế tài quá nhẹ lên chưa đủ sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Chính sách pháp luật về tội chống người thi hành công vụ còn chưa nghiêm minh, chưa tạo ra áp lực mang tính răn đe, giáo dục cao. Việc phối hợp giữa CSGT và cả lực lượng công an khác,chính quyền các địa phương và cơ quan thông tấn, báo chí trong việc phòng ngừa, đấu tranh với đối tượng chống người thi hành công vụ có nơi, có lúc ở một số đơn vị, địa phương chưa được chặt chẽ. Đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả các hành vi chống người thi hành công vụ , ngoài việc tiến hành các hoặt động phòng ngừa nghiệp vụ như tổ chức tốt công tác điều tra cơ bản; tiếp nhận và xử lý tin báo về vụ chống người thi hành công vụ tổ chức truy xét, điều tra, bắt giữ đối tượng , lập hồ sơ đưa ra xử lý trước pháp luật,… thì việc tiến hành các hoặt động phòng ngừa xã hội, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp cuả toàn bộ hệ thống chính trị, nâng cao vai trò chủ động, sáng tạo của các đoàn thể trong xã hội, ý thức tự giác và sự đồng thuận của dư luận xã hội trong phòng ngừa, phát hiện đấu tranh ngăn chặn các đối tượng vi phạm và tội phạm chống lại lực lượng CSGT thi hành công vụ. Để phát huy vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong phòng ngừa các hành vi chống người thi hành công vụ trên lĩnh vực TTATGT trong thời gian tới cần thực hiện một số công việc sau đây: 1. Dự báo tốt tình hình TTATXH nói chung và TTATGT và tình trạng đối tượng vi phạm, tội phạm chống lại lực lượng CSGT nói riêng ở nước ta và ở từng địa phương, từng tuyến đường nhất là các địa bàn và tuyến đường trọng điểm phức tạp về TTATGT để có kế hoạch, phương án phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn phù hợp có hiệu quả. 2. Lực lượng CSND nói chung, lực lương CSGT nói riêng tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các địa phương chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (đài THVN, đài TNVN, đài PT – TH các địa phương, các báo , tạp chí trung ương và địa phương, đài truyền thanh ở các phường, xã, thị trấn, …) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành. Phải coi đây là biện pháp quan trọng hàng đầu và phải tiến hành một cách thường xuyên, kiên trì và liên tục, tạo dư luận đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông theo tinh thần nghị quyết số32/2007/NQ – CP của Chính phủ. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT cần đặc biệt chú ý tới đối tượng là đội ngũ lái xe, phụ xe và chủ xe ô tô, đối tượng thanh thiếu niên điều khiển mô tô, xe gắn máy; tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, tuyên truyền về các quy định của pháp luật về TTATGT và chế tài xử phạt các hành vi vi phạm để họ nắm được và chấp hành. 3. Lực lượng cảnh sát giao thông cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong hoặt động tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT đồng bộ, thông báo rộng rãi các quy định và quy trình công tác , điều lệnh nội vụ , lề lối tác phong khi tiếp xúc với nhân dân để nhân dân biết, giám sát và ủng hộ giúp đỡ lực lượng CSGT thực hiện tốt nhiệm vụ; phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng CSGT thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND, đồng thời các đơn vị , địa phương cần tăng cường công tác quản lý, giáo dục cán bộ chiến sĩ CSGT; chấn chỉnh tư thế, lễ tiết, tác phong, ứng xử có văn hoá khi tiếp xúc với nhân dân. Thực hịên đúng phương pháp, quy trình công tác; tổ chức tập huấn về nghiệp vụ và pháp luật để tạo điều kiện cho cán bộ chiến sĩ CSGT làm tốt nhiệm vụ đồng thời chủ động phòng ngừa, đối phó, ngăn chặn các hành vi chống người thi hành công vụ . 4. Khi có hành vi chống lại CSGT xảy ra, lực lượngCSGT và các lực lượng công an khác đang thi hành nhiệm vụ cần bình tĩnh, giải thích cho hành khách, người dân về hành vi vi phạm của đối tượng vi phạm, quy định của pháp luật về xử lý vi phạm để mọi người hiểu, đồng thời tuyên truỳên vận động mọi người ủng hộ, giúp đỡ lực lượng CSGT, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng vi phạm chống lại người thi hành công vụ . 5. Các đối tượng chống lại lực lượng CSGT thi hành công vụ cần phải lập hồ sơ xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Đối với những vụ xử lý hình sự, cần đề nghị cơ quan xét xử, mở các phiên tòa công khai nơi công cộng, nơi cư trú của đối tượng để vừa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, vừa tạo dư luận công khai, lên án hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ. Các trường hợp chống người thi hành công vụ chưa đến mức phải xử lý hình sự, sau khi xử lý về hành chính cần đưa ra kiểm điểm ở khu dân cư nơi cư trú hoặc đơn vị, trường học, yêu cầu viết cam kết không tái phạm, đồng thời đưa vụ việc, hình ảnh đối tượng vi phạm công khai trên báo, đài, loa truyền thanh đẻ tạo dư luận lên án hành vi vi phạm TTATGT, đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ đẻ răn đe, phòng ngừa giáo dục chung. 6. Duy trì và nhân rộng cách làm hay, mô hình tốt trong bảo đảm TTATGT ở các khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học như: Tổ tự quản về TTATGT ở các thôn, xóm, khu phố; phát huy vai trò già làng, trưởng bản trong việc chấp hành pháp luật giao thông ở các dòng họ, làng bản; mô hình cổng trường an toàn, đội xung kích ATGT ở các trường học; phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền các gương người tốt, việc tốt trong công tác giữ gìn TTATGT; kịp thời biểu dương các gương điẻn hình tiên tiến, gương vượt khó, tận tuỵ với công việc, vì nhân dân phục vụ, dũng cảm đấu tranh chống tội phạm, liêm khiết của lực lượng CSTGT để nhân dân biết, thêm tin tưởng, yêu mến, ủng hộ giúp đỡ lực lượng CSGT hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 7. Một yêu cầu rất quan trọng là phải rà lại các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của ngành về phòng chống và đấu tranh với các loại vi phạm, tội phạm cản trở, chống lại người thi hành công vụ; tập huấn, trang bị cho CBCS CSGT nói chung và CSGT làm nhiệm vụ TTKS, điều tra, giải quyết TNGT nói riêng biết được làm gì, làm đến đâu theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời đề xuất quy định, chế tài xử lý nghiêm, đủ sức răn đe hành vi chống lại người thi hành công vụ nói chung và chống lại người thi hành công vụ trong lĩnh bảo đảm TTATGT nói riêng./. T.S