Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Trách nhiệm phòng chống gian lận bảo hiểm do cơ quan, đơn vị nào?
Ngày đăng: 01/08/2022
Việc quy định cụ thể trách nhiệm phòng chống gian lận bảo hiểm là cần thiết để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý, giám sát bảo hiểm

Xã hội phát triển đi liền với những tiến bộ xã hội, đồng thời những mặt trái xã hội cũng trở nên tinh vi hơn. Con người cũng vì những hoàn cảnh, những mưu cầu mà đánh mất mình, sẵn sàng đánh đổi để đem về lợi ích cho bản thân, từ lợi ích vật chất giữa người với người đến những lợi ích phải vi phạm pháp luật để đạt được. Trong mỗi lĩnh vực, ở đâu có quyền lợi, ở đó sẽ dễ phát sinh những mặt trái, tiêu cực.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh mẽ những năm gần đây, đặc biệt là trong 3 năm COVID-19, nhu cầu bảo hiểm sức khỏe của người dân tăng lên. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển thì tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi. Đó là những hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lí họ không được hưởng.

Rất nhiều vụ việc đã được các công ty bảo hiểm phát hiện từ rất sớm nên không thực hiện chi trả nữa. Như vậy, vô hình trung hình thành tâm lý cho người trục lợi là nếu không thành công thì cũng không phải chịu bất cứ tội gì nên không có đủ sức răn đe. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm chân chính, mà còn tạo ra nhiều vấn nạn và hệ lụy cho xã hội. Bởi vậy, có nhiều ý kiến cho rằng quy định xử lý hiện nay chưa đủ sức răn đe khiến cho tình hình trục lợi bảo hiểm ngày càng diễn biến phức tạp.  

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một quy định bắt buộc đối với chủ xe, người lái xe tham gia giao thông, đồng thời cũng là một loại hình kinh doanh mà ở đó có quyền lợi của cả người mua bảo hiểm và cả doanh nghiệp bảo hiểm. Khi tai nạn giao thông xảy ra, trách nhiệm dân sự phát sinh, theo đó phát sinh về bồi thường bằng tiền đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, như vậy sẽ dễ phát sinh hành vi gian lận mà chủ yếu là người tham gia bảo hiểm.

Có nhiều hình thức gian lận bảo hiểm, có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lẽ ra họ không được hưởng. Có thể là hành vi cố tính tạo ra vụ tai nạn, hành vi gian dối tăng hậu quả thiệt hại do tai nạn, thậm chí móc nối với nhân viên bảo hiểm để trục lợi bảo hiểm… Những hành vi này càng ngày càng tinh vi, khó phát hiện, khó đấu tranh làm rõ. Trách nhiệm phòng chống gian lận bảo hiểm không phải chỉ có doanh nghiệp bảo hiểm mà là trách nhiệm của cả các cơ quan chức năng và người tham gia bảo hiểm

Điều 23, Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định trách nhiệm trong việc phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm như sau:

Phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chủ động xây dựng quy trình, quy chế và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xác định, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi gian lận để trục lợi bảo hiểm.

Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm chủ động tham gia vào công tác phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp phát hiện các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Từ trước đến nay, các công ty bảo hiểm đã phát hiện ra nhiều vụ việc có dấu hiệu hoặc rõ ràng có hành vi trục lợi, gian lận. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đó, công ty bảo hiểm chỉ từ chối chi trả. Một số ít trường hợp đã được công ty tố cáo tới cơ quan công an, tuy nhiên, quy trình tố giác tội phạm khá phức tạp, mất thời gian, các công ty phải chứng minh hành vi của khách hàng trong khi bản thân các công ty cũng không muốn đưa khách hàng ra công an nên từ trước đến nay mới chỉ có 01 trường hợp đầu tiên một khách hàng bị khởi tố do có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các công ty bảo hiểm, cụ thể khách hàng đã biết mình có bệnh nhưng cố tình che giấu và mua rất nhiều hợp đồng bảo hiểm để được chi trả quyền lợi bảo hiểm. Có những vụ việc đang trong quá trình điều tra, hy vọng sớm được đưa ra xét xử để làm hồi chuông cảnh tỉnh cho các khách hàng vì lòng tham mà cố tình thực hiện hành vi trục lợi, gian lận bảo hiểm.

Các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tổ chức công tác phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn, bảo đảm ổn định trật tự xã hội trong quá trình triển khai thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

H.T