Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có thời gian chờ bảo hiểm không?
Ngày đăng: 17/03/2022
Thời gian chờ trong bảo hiểm là khoảng thời gian tính từ lúc ký kết hợp đồng cho đến khi người tham gia bảo hiểm được quyền nhận quyền lợi bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, thời gian chờ là một trong những quy định để tránh các trường hợp trục lợi từ bảo hiểm.

Trong xu thế phát triển hiện đại, văn minh, Bảo hiểm ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mình đối với đời sống kinh tế xã hội. Vai trò quan trọng của bảo hiểm với tư cách là một loại hình dịch vụ tài chính và là một trong những cơ chế đảm bảo an sinh xã hội trong nền kinh tế quốc dân. Mỗi gia đình đều tham gia ít nhất một loại hình bảo hiểm, đó có thể là bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm phi nhân thọ. Khái niệm thời gian chờ bảo hiểm có lẽ cũng trở nên quen thuộc và trở thành nỗi băn khoăn với người dân khi tham gia bảo hiểm bởi trong thời gian chờ bảo hiểm chúng ta không được hoặc bị hạn chế hưởng quyền lợi bảo hiểm. Thời gian chờ trong  bảo hiểm là khoảng thời gian tính từ lúc ký kết hợp đồng cho đến khi người tham gia bảo hiểm được quyền nhận quyền lợi bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Thời gian chờ là một trong những quy định để tránh các trường hợp trục lợi từ bảo hiểm, biết trước sự kiện bảo hiểm xảy ra và mua bảo hiểm để được hưởng lợi. Ví dụ trong hợp đồng bảo hiểm quy định thời gian chờ là 60 ngày. Thì bạn sẽ bắt đầu được nhận quyền lợi bảo hiểm từ ngày thứ 61 tính từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên mỗi loại hình bảo hiểm sẽ có quy định khác nhau về thời gian chờ và quyền lợi nhận được.

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu một cách khái quát về bảo hiểm để có lời giải đáp cho câu hỏi này. Bảo hiểm được chia thành rất nhiều loại sản phẩm theo phương diện đối tượng được bảo hiểm, tính chất hoạt động hoặc phương thức tham gia. Tuy nhiên, cách phân biệt các loại bảo hiểm dễ dàng nhất là theo khía cạnh xã hội và kinh tế. Theo đó bảo hiểm được thành 2 loại chính là bảo hiểm do Nhà nước thực hiện và bảo hiểm thương mại.

Bảo hiểm thương mại bao gồm 3 loại hình: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.

Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết

Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện bao gồm 3 loại hình: Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Trong đó, Bảo hiểm xe cơ giới thuộc loại hình Bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo hiểm xe cơ giới là sản phẩm bảo hiểm dành cho xe cơ giới nhằm bồi thường cho chủ xe khi không may xảy ra rủi ro liên quan đến con người, chiếc xe hoặc hàng hóa trên xe. Ngoài bảo hiểm bắt buộc, chủ xe cơ giới và có thể mua thêm sản phẩm tự nguyện: Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe; Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe; Bảo hiểm của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe.

Điều 9, Nghị định 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm được quy định như sau:

Về thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cụ thể:

Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.

Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.

Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm: Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật; xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.

Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm Bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.

Về hiệu lực bảo hiểm được quy định tính từ mốc thời gian bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.

Như vậy theo quy định trên thì Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không có thời gian chờ bảo hiểm. Thời gian chờ được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe...Tùy từng loại hình bảo hiểm và tùy công ty mà thời gian chờ có thể thay đổi khác nhau. Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới, một loại hình bảo hiểm phi nhân thọ thì khi chúng ta mua bảo hiểm thì hiệu lực bảo hiểm đã được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, được tính từ mốc thời gian bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.

M.T