Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
CSGT có chấp nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự điện tử thay cho bản giấy không?
Ngày đăng: 02/02/2022
Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có thể được doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bằng hình thức điện tử hoặc bản giấy. Do đó nhiều người tham gia giao thông còn đang băn khoăn khi mua bảo hiểm bằng hình thức điện tử thì có bị xử phạt khi Cảnh sát giao thông kiểm tra không?

Theo Nghị định 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới. Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất. Giấy chứng nhận (GCN) bảo hiểm của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp (DN) bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 01 GCN bảo hiểm. Chứng nhận BHTNDS của chủ xe là giấy tờ bắt buộc đối với người điều khiển xe cơ giới khi tham gia giao thông.

Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định (đối với ô tô), và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BHTNDS) của chủ xe cơ giới. Như vậy, có thể nói GCN BHTNDS của chủ xe là giấy tờ bắt buộc đối với người điều khiển xe cơ giới khi tham gia giao thông.

Theo Khoản 4 Điều 6 Mục 1 Chương II Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì GCN BHTNDS của chủ xe cơ giới có thể được doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bằng hình thức điện tử hoặc bản giấy. Trường hợp cấp bằng hình thức điện tử thì doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và GCN BHTNDS phải có đầy đủ các thông tin giống như bản giấy phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.

- Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.

- Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ôtô.

- Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.

- Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.

- Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.

- Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp Bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận Bảo hiểm.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 18 Mục 1 Chương II Nghị định 03/2021/NĐ-CP cũng khẳng định rõ người mua bảo hiểm phải luôn mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông. Xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng CSGT và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

M.T