Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Dự thảo Nghị định về bảo hiểm: Tăng tỷ lệ hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân tai nạn giao thông
Ngày đăng: 20/12/2022
Theo dự thảo Nghị định về bảo hiểm bắt buộc đang được Bộ Tài chính soạn thảo, tổng số tiền được phép chi hỗ trợ nhân đạo cho các nạn nhân tai nạn giao thông sẽ cao hơn trước do điều chỉnh tăng từ 25% lên 30% tổng số tiền đóng vào quỹ hàng năm để chính sách có thể đến được với nhiều người thụ hưởng hơn.

Nghị định mới sẽ kế thừa các quy định pháp luật hiện hành cũng như bảo đảm sự phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, định hướng phát triển, nhu cầu thực tiễn thị trường. Từ đó bảo đảm Luật Kinh doanh bảo hiểm có thể thi hành được ngay, nhanh chóng đi vào thực tiễn kể từ thời điểm có hiệu lực thực hiện (01-01-2023).

Tại nghị định 03/2021/NĐ-CP, ngày 15/ 01/2021, của chính phủ về bảo hiểm BHBBTNDS của chủ xe cơ giới quy định. Trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Nghị định này (trừ hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc của người bị thiệt hại) thì nạn nhân sẽ thuộc đối tượng hỗ trợ nhân đạo của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.

Từ năm 2009 đến nay, mức chi hỗ trợ nhân đạo cũng đã được nâng lên và đối tượng chi nhân đạo cũng được mở rộng. Cụ thể, theo quy định của Chính phủ về bảo hiểm BBTNDS của chủ xe cơ giới, Quỹ BHXCG có trách nhiệm thực hiện công tác chi hỗ trợ nhân đạo từ năm 2009 đối với người bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra. Mức hỗ trợ là 5 triệu đồng/1 người/ 1 vụ tai nạn, năm 2012 nâng mức hỗ trợ lên 20 triệu đồng/1 người/1 vụ , từ tháng 3 năm 2021 đến nay mức hỗ trợ nhân đạo là: 45 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn đương đương với 30% mức trách nhiệm bảo hiểm (Mức trách nhiệm bảo hiểm là 150Tr). Và mức hỗ trợ 10% mức trách nhiệm đối với trường hợp tổn thương được điều trị cấp cứu (theo bảng tỷ lệ thương tật quy định tại Nghị định 03/2021/NĐ-CP).

Do đó, người dân có người nhà tử vong hoặc bị tổn thương được điều trị cấp cứu trong các vụ tai nạn giao thông có thể liên hệ về Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới thuộc Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ nguồn trích doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để thực hiện chủ yếu cho chế độ nhân đạo, thể hiện mục tiêu an sinh xã hội, được Bộ Tài chính giao cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam quản lý. Đây được xem là việc làm ý nghĩa đối với gia đình nạn nhân tai nạn giao thông nhằm giúp họ có được ngay một số tiền để giảm bớt gánh nặng về kinh tế sau mất mát đau thương, đồng thời thể hiện chính sách đúng đắn của luật pháp đối với việc bảo vệ quyền lợi chung của người dân tham gia giao thông, đảm bảo an sinh xã hội.

Cũng theo dự thảo Nghị định mới, lần đầu tiên sẽ có quy định về giảm phí bảo hiểm để khuyến khích lái xe an toàn. Mức phí bảo hiểm hiện nay (chưa bao gồm VAT) với xe máy dưới 50cc và xe máy điện là 55.000 đồng, xe máy trên 50cc là 60.000 đồng và không có quy định về giảm phí với bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên, dự thảo nghị định đề xuất căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng, giảm phí bảo hiểm. Mức tăng, giảm phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên mức phí bảo hiểm.

Dự thảo Nghị định còn đề xuất thu hẹp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo hướng chỉ loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp lái xe điều khiển xe cơ giới trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Theo quy định tại Nghị định số 03/2021, lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn gây tai nạn sẽ không được bồi thường bảo hiểm).

Đồng thời, tiếp tục đơn giản hoá hồ sơ bồi thường bảo hiểm với việc kế thừa quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm tại Nghị định 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, sẽ cắt giảm 2/5 chứng từ, tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng; chỉ thu thập tài liệu của cơ quan công an có thẩm quyền trong trường hợp tử vong; sau khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm; trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định.

H.L