Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Ngày đăng: 02/03/2021
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một chính sách an sinh xã hội của Nhà nước nhằm bảo vệ nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra đồng thời bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ.

Ngày 16/9/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Nghị định được sửa đổi, bổ sung năm 2013. Qua hơn 10 năm thực hiện, có nhiều trường hợp đã được nhận hỗ trợ của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chính sách này được đánh giá là một trong số các giải pháp hữu hiệu hỗ trợ chủ xe và người bị tai nạn khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống khi không may xảy ra tai nạn giao thông, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Để chính sách phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nói riêng, ngày 15/01/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/3/2021.

Nghị định này áp dụng với: Chủ xe cơ giới tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.

Chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Các thiệt hại được bồi thường: Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra; Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.

Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.

Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế, phải bao gồm các nội dung:

  - Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.

  - Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.

  - Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.

   - Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.

   - Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.

   - Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.

   - Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.

   - Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.

   - Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải phản ánh đầy đủ các nội dung như Giấy chứng nhận bảo hiểm bản giấy.

Ngày 15/01/2021, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 04/2020/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Thông tư này có nhiều điểm mới và có hiệu lực ngày 1/3/2021. Thông tư 04 sẽ thay thế: Thông tư số 22/2016/TT-BTC; Thông tư số 103/2009/TT-BTC; Thông tư số 43/2014/TT-BTC;…

Thông tư 04 nâng mức chi trả bảo hiểm để tăng cường quyền lợi cho người tham gia.Thông tư quy định chi tiết khoản 2 Điều 7 về phí bảo hiểm, khoản 2 Điều 8 về mức trách nhiệm bảo hiểm, khoản 2 Điều 27 về tỷ lệ của từng nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, khoản 3 Điều 28 về cơ cấu tổ chức quản trị, điều hành và công tác lập dự toán, kế toán và quyết toán của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, khoản 2 Điều 30 về quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo từ Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường theo quy định tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/1/2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Thông tư 04 đã tập trung vào 5 nội dung mà Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 03/2021/NĐ-CP, như: phí bảo hiểm; mức trách nhiệm bảo hiểm; tỷ lệ của từng nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và công tác lập dự toán, kế toán, quyết toán của quỹ; quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo, hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường.

Đáng lưu ý, tại Điều 4 Thông tư 04 đã nâng mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra từ 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn lên 150 triệu đồng cho 1 người trong một vụ tai nạn./.

P. A