Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Cảnh sát giao thông 24/7
Ai bảo vệ người bảo vệ pháp luật? (kỳ 2)
Ngày đăng: 04/05/2009
Giải thích rõ trước khi xử lý là quy trình CSGT phải chấp hành.

 

Nhiều vụ việc bị hiểu phiến diện

Mặt ngược lại: Vì sao CSGT lại bị đối tượng vi phạm pháp luật giao thông ngang nhiên hành hung mà không tự bảo vệ mình, không chủ động tấn công?

Phân tích trên góc độ tính chất công việc, có thể lý giải điều này. CSGT khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát hay điều khiển, phân luồng giao thông, xử lý vi phạm, hoạt động này diễn ra bình thường và thường xuyên.

Đối tượng tiếp xúc, xử lý của CSGT là người tham gia giao thông, tức là với người dân nên cung cách, thái độ giao tiếp, ứng xử, kể cả trong tuần tra, xử lý vi phạm đều phải theo quy định, có văn hoá.

Người dân vi phạm Luật Giao thông, tuỳ mức độ mà CSGT hướng dẫn, nhắc nhở để họ hiểu và làm đúng luật hay cảnh cáo, lập biên bản xử lý.

Với tính chất và diện công việc rộng như vậy, không thể mang ý thức chiến đấu thường trực, điều này khác với Cảnh sát cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh sát 113. Vì vậy, các lực lượng Cảnh sát trên khi xuất kích, làm nhiệm vụ, tất cả đều sẵn sàng chiến đấu, có phương tiện, trang thiết bị và phương án tác chiến rõ ràng, có biện pháp phòng ngừa đối tượng tấn công. CSGT thì đối tượng lộ diện bất ngờ, chuyển từ chủ thể là người vi phạm pháp luật giao thông sang đối tượng vi phạm pháp luật hình sự chỉ trong tích tắc. Vì vậy CSGT thường bị tấn công bất ngờ, đối tượng "ra đòn" trong tình huống CSGT không lường trước.

Lực lượng CSGT cũng không có vũ khí, phương tiện cần thiết hoặc có nhưng không đủ điều kiện sử dụng để phòng vệ trong những trường hợp bị tấn công như vậy. Chẳng hạn khi ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra, CSGT chỉ sử dụng gậy tuần tra. Gậy này chỉ là công cụ CSGT sử dụng làm tín hiệu, mệnh lệnh, không phải gậy với mục đích sử dụng để chiến đấu (với CSCĐ dùng gậy cao su để chiến đấu).

CSGT bị tấn công ngay tại nơi công cộng. Nhưng vấn đề không kém phần quan trọng là vì sao nhiều người dân chỉ dừng xe đứng xem thay cho hỗ trợ truy bắt kẻ phạm pháp, côn đồ? Không ít người vẫn có mặc cảm hay sự thiếu thiện chí khi nói về CSGT. Chuyện mãi lộ, tiêu cực hay thái độ không đúng mực của một số CSGT trong thi hành nhiệm vụ cũng là một nguyên nhân dẫn tới luồng suy nghĩ này.

Thực tế xảy ra một số vụ CSGT có cử chỉ, hành vi không đúng đắn, trong đó có việc CSGT đánh người, gây bức xúc (như CSGT Nguyễn Tấn Bộ và Lê Văn Cường, Công an huyện Thăng Bình, Quảng Nam có hành vi đánh người, đã bị xử lý nghiêm khắc). Lực lượng Công an không dung túng những Cảnh sát làm sai, nếu vi phạm pháp luật đều được chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm.

Tuy nhiên, đánh giá một lực lượng, một nghề phải nhìn nhận toàn diện và thấu đáo. CSGT làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông, nhưng bị một số người tham gia giao thông tấn công, họ có quyền phòng vệ và tấn công lại như thế nào?

Thực tế, giữa quy định pháp luật và tính chất công việc, thực trạng áp dụng đang bộc lộ nhiều vướng mắc khiến chính CSGT bị "bó tay", không có vũ khí, phương tiện cần thiết để phòng vệ hoặc có nhưng "bỏ túi" vì vướng luật.

Hiện một số địa phương, CSGT khi làm nhiệm vụ đã được trang bị công cụ hỗ trợ như súng hơi cay, súng K54, roi điện... Tuy nhiên, những công cụ này thường sử dụng khi CSGT làm nhiệm vụ theo tổ, thực hiện tuần tra, kiểm soát và tuân thủ quy định ngặt nghèo.

Khía cạnh khác, dư luận nhiều khi nhìn nhận vấn đề chưa đúng bản chất sự việc. CSGT bị hành hung thì chỉ nói đến đơn giản, trong khi dư luận lại bị hút vào quá mức với những hành vi như CSGT đánh người, dùng gậy sai quy cách.

Đại tá Đỗ Kim Tuyến, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội phát biểu tại một hội nghị rằng, khi CSGT bị tấn công, CSGT phải có quyền tự vệ và tấn công lại, điều này vừa đảm bảo yêu cầu phòng vệ chính mình, vừa để truy bắt tội phạm.

Thế nhưng dư luận có lúc hiểu không đúng vì một số thông tin lệch chuẩn, khi CSGT dùng công cụ hỗ trợ để truy bắt kẻ gây rối, chống người thi hành công vụ lại bị hiểu sai thành CSGT đánh người dân.

5 nhóm giải pháp

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa đảm bảo tuyệt đối tính mạng, sức khoẻ, tránh thương vong cho CSGT trong khi làm nhiệm vụ cũng như đề cao cảnh giác, chủ động tấn công tội phạm lợi dụng gây rối, manh động hành hung CSGT, Cục CSGT đã có hướng dẫn, đôn đốc lực lượng CSGT toàn quốc thực hiện. Theo đó, ngày 28/2/2008, Phòng CSGT Công an Hà Nội đưa ra 5 nhóm biện pháp giải quyết tình trạng này.

Ai bảo vệ người bảo vệ pháp luật? (kỳ 2)
Chiến sĩ Trịnh Hùng Thắng bị xe BMW lao thẳng vào người gây thương tích.

Một là quán triệt, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ trong khi tuần tra, kiểm soát phải thực hiện đúng quy trình 174/BCA của Bộ Công an; Quyết định 1404/2007, ngày 15/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an kèm theo quy trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tuần tra giao thông đường bộ.

Hai, CSGT trong khi làm nhiệm vụ phải chấp hành đúng quy định điều lệnh CAND, có thái độ lịch sự, văn hoá nhưng "phải kiên quyết, xử lý đúng người, đúng lỗi vi phạm", áp dụng linh hoạt các biện pháp và tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng.

Ba, khi đối tượng vi phạm không chấp hành hiệu lệnh, cố tình điều khiển phương tiện bỏ chạy thì nhanh chóng ghi nhận đặc điểm, phương tiện, người điều khiển phương tiện. Thông báo ngay cho các chốt, đơn vị liền kề để phối hợp truy bắt hoặc có biện pháp truy tìm sau. Trường hợp cần thiết hoặc phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì kiên quyết tổ chức lực lượng truy bắt. Quá trình truy bắt phải đảm bảo yêu cầu an toàn trong mọi tình huống.

Bốn, đối với các vụ chống người thi hành công vụ, làm CSGT bị thương, các đơn vị liên quan phải khẩn trương thu thập chứng cứ, lập hồ sơ chặt chẽ, tạm giữ người và phương tiện, phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý kiên quyết, triệt để.

Năm, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra CSGT chấp hành đúng quy định, phòng chống tiêu cực, thái độ, tác phong, nhất là trong công tác giải quyết, xử lý vi phạm giao thông.

Quy định này cũng nói rõ: "Nghiêm cấm CSGT sử dụng công cụ hỗ trợ trái phép, thiếu lễ phép với dân hoặc đánh người, nếu xảy ra thì đội trưởng của cán bộ, chiến sĩ đó cũng phải chịu trách nhiệm".