Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Chấp hành quy định về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
Ngày đăng: 14/10/2020
Một trong những giấy tờ khi tham gia giao thông phải thường xuyên mang theo đó chính là bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, người tham gia giao thông liệu có chấp hành đầy đủ quy định này? Qua 1 tháng đồng loạt ra quân của lực lượng CSGT toàn quốc tổng kiểm soát các lọai phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho thấy nhiều trường hợp không mang theo bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, có vô vàn lý do được người tham gia giao thông đưa ra, thậm chí có người còn thẳng thắng khẳng định chỉ mua bảo hiểm lần đầu tiên khi mua xe và trong nhiều năm không mua nữa.

Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là gì vì sao bảo hiểm bắt buộc nhưng nhiều người vẫn không tham gia. Trước hết mỗi người cần hiểu trách nhiệm dân sự trong tham gia giao thông là trách nhiệm của người điều khiển xe cơ giới do vi phạm luật giao thông gây va chạm thiệt hại đến chủ thể khác. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là những cam kết nhà bảo hiểm sẽ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm nếu xảy ra trách nhiệm dân sự khi tham gia giao thông theo số tiền trách nhiệm tối đa mà người được bảo hiểm tham gia theo mức phí quy định. Vì vậy, nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện xe cơ giới, bảo vệ quyền lợi của nạn nhân người tham gia giao thông ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông, còn cần phải có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy tắc, điều khoản, biểu phí do Bộ Tài chính quy định.

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là chính sách an sinh xã hội nhằm bảo vệ nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra đồng thời bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ.

Ở Việt Nam, từ năm 1988, Chính phủ đã quy định loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bảo hiểm bắt buộc và lần lượt ban hành Nghị định số 30/HĐBT ngày 10/3/1988, Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 để quy định cụ thể.  Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũng được quy định là một trong số các loại hình bảo hiểm bắt buộc tại Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.

Nghị định số 103/2008/NĐ-CP quy định, chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy tắc, điều khoản, biểu phí do Bộ Tài chính quy định. Trong đó quy định rõ, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người nước ngoài có giấy phép lưu hành xe trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tham gia trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại các doanh nghiệp. Quy định bắt buộc tham gia loại hình bảo hiểm này là nhằm đảm bảo khi không may có tai nạn giao thông xảy ra, người bị tai nạn sẽ được đền bù một khoản tiền để trang trải những tổn thất mang lại, đảm bảo cuộc sống của những người bị nạn không bị ảnh hưởng nhiều do phải chi trả một khoản tiền lớn để khắc phục với ý nghĩa số đông bù số ít có ý nghĩa nhân văn rất cao.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự khi bị tai nạn giao thông như thế nào?

Khi đã đóng bảo hiểm trách nhiệm đối với xe cơ giới vậy người tham gia giao thông sẽ được hưởng quyền bảo hiểm trừ khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sau đây:

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.

2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi trả như thế nào khi tai nạn giao thông xảy ra?

Theo Điều 5 Nghị định 22/2016/TT-BTC, phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự xe cơ giới gồm:

- Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

- Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Tại Điều 9 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:

1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn."

Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.

- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

- Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe…

Thủ tục chi trả bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới

Điều 14 Nghị định 22/2016/TT-BTC quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường.

Theo khoản 6 Điều 17 Nghị định này, khi xảy ra tai nạn giao thông, chủ xe cơ giới có trách nhiệm cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường hoặc tạo điều kiện, phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm để thu thập các tài liệu theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết yêu cầu bồi thường

Theo Điều 15 Nghị định 22/2016/TT-BTC thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường quy định như sau:

- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định và hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới cho doanh nghiệp bảo hiểm.

- Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.

- Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận

được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới?

Dự thảo Nghị định về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới được Bộ Tài chính xây dựng từ tháng 12/2019, dự thảo Nghị định đã lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố, các Hiệp hội và lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Hiện dự thảo đã được hoàn thiện để trình Chính phủ, sau khi đã có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

So với Nghị định 103/2008 về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, dự thảo Nghị định lần này cơ bản giữa nguyên về phạm vi điều chỉnh và kết cấu, có bổ sung sửa đổi một số điều cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và hoạt động giao thông đường bộ.

Đáng chú ý, so với Nghị định 103/2008, dự thảo Nghị định về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới sửa đổi nhiều quy định theo hướng tháo gỡ khó khăn cho người mua bảo hiểm. Chẳng hạn việc thu thập chứng cứ liên quan đến vụ tai nạn thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, thay vì người mua bảo hiểm như trước đây. Việc thu thập chứng cứ này cũng chỉ thực hiện khi vụ tai nạn có người tử vong.

Tính nhân văn của Dự thảo Nghị định cũng được thể hiện rõ hơn qua việc chi hỗ trợ nhân đạo cho các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm, trừ hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.

Về bồi thường bảo hiểm, dự thảo nghị định đã có những sửa đổi rất quan trọng theo hướng tối giản hóa thủ tục, hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi trả bồi thường bảo hiểm. Theo đó, chỉ những trường hợp vụ tai nạn gây tử vong, hồ sơ bồi thường mới phải thu thập các tài liệu từ phía cơ quan công an. Tàì liệu này do doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập.

Về tạm ứng bồi thường thì dự thảo nghị định cũng bổ sung một quy định rất mới, đó là trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay khi xảy ra tai nạn. Cụ thể là trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về vụ tai nạn, trong thời gian hoàn thiện hồ sơ thì doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường. Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại thì doanh nghiệp có trách nhiệm tạm ứng 70 % mức trách nhiệm bảo hiểm đối với trường hợp tử vong và tạm ứng 50 % đối với trường hợp điều trị cấp cứu. Còn trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại thì các mức tương ứng là 30% và 10%.

Dự thảo nghị định quy định mở rộng thời hạn bảo hiểm. Theo đó, đối với xe máy thì thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm. Còn đối với ô tô thì thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa là theo thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật.

Dự thảo cũng nâng mức trách nhiệm bảo hiểm. Bộ Tài chính dự kiến sẽ nâng mức trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng hiện nay sẽ được nâng lên mức 150 triệu đồng, trong khi đó là về phí bảo hiểm cơ bản là giữ nguyên.

Với rất nhiều quy định được bổ sung, sửa đổi, Dự thảo Nghị định về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Dù sửa đổi, bổ sung qua các thời kỳ nhưng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới từ năm 1988 đến nay vẫn luôn là chính sách an sinh xã hội nhằm bảo vệ nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra đồng thời bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ.

BBT