Đèn đỏ giao thông

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp

Biển kiểm soát

Loại phương tiện

Mã bảo mật

Quảng cáo phải Quảng cáo phải Danh ba dien thoai Chung tay vì an toàn giao thông
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
Trả lời câu hỏi công dân
Ngày đăng: 30/10/2019
Bạn Dương Đức Tuấn, tại Thành phố Hồ Chí Minh hỏi: “ cho tôi hiểu thêm về các loại bảo hiểm xe máy, mức phí như thế nào? Mức xử phạt khi tham gia giao thông gây tai nạn và các vấn đề liên quan?

Bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe máy là bảo hiểm dành cho chủ phương tiện khi không may gây thiệt hại về người hay tài sản cho đối tượng khác. Chi phí mua loại bảo hiểm này rất phải chăng, với xe mô tô dưới 50 phân khối bạn chỉ phải bỏ ra 60.500đ/năm và với xe mô tô trên 50 phân khối thì mức phí là 66.000đ/năm. Bảo hiểm này sẽ giúp cho chủ phương tiện được hỗ trợ hoặc giảm bớt phần nào chi phí bồi thường cho nạn nhân.

Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe là bảo hiểm dành cho lái xe và người được chở trên xe: Khi tham gia giao thông, bạn sẽ không thể lường được hết những tình huống nguy hiểm sẽ xảy đến với mình. Bảo hiểm cho người ngồi trên xe sẽ chi trả cho bạn một khoản tiền nhất định giúp bạn và gia đình bạn trang trải chi phí khám chữa bệnh khi tai nạn không may xảy ra. Tùy theo lựa chọn có thể tham gia với mức từ 1 triệu đến 10 triệu mỗi người trên vụ.

Bảo hiểm cháy nổ cho xe máy: Đúng như tên gọi của nó, bảo hiểm cháy nổ cho xe máy là loại hình bảo hiểm phòng ngừa rủi ro cho chủ phương tiện khi có sự cố cháy nổ diễn ra. Những vụ việc cháy nổ xe ngay khi đang lưu thông trên đường thường gây hậu quả nghiêm trọng, khiến phương tiện gần như bị hủy hoại hoàn toàn. Bảo hiểm cháy nổ cho xe máy sẽ hỗ trợ chủ phương tiện khoản tiền để khắc phục tổn thất về tài sản của mình.

Bồi thường cho bên thứ ba dù có lỗi hay không: Với bảo hiểm xe máy bắt buộc, tất cả thiệt hại về thân thể của bên thứ ba đều được công ty bảo hiểm bồi thường dù nạn nhân có lỗi hay không.Về phương tiện, bên bảo hiểm cần phải căn cứ vào tính chất của tai nạn để xem xét bồi thường cho bên thứ ba. Xe đi đúng luật sẽ nhận được chi trả và ngược lại, sai luật sẽ không được bồi thường. Nếu là lỗi hỗn hợp, việc bồi thường sẽdựa theo kết luận của cảnh sát giao thông.

Theo quy định tại điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ô tô xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe sẽ bị phạt như sau:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực….

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực…

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 2 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%: g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: a) Làm chết 3 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên của pháp luật, người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an tòa giao thông đường bộ nếu thuộc các trường hợp được mô tả trong Điều 260 Bộ luật Hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.