Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23/SL hợp với sở Cảnh sát và Liêm phóng thành Việt Nam Công an vụ. Thực hiện sắc lệnh này ở các sở Công an kỳ, Ty công an tỉnh có Phòng và ban trật tự làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự vệ sinh, kiểm soát giấy tờ.. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng CSGT đường bộ - đường sắt.
Ngày 26/7/2007, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát ký Quyết định 865/QĐ(C28) lấy ngày 21/02 hàng năm là ngày truyền thống của lực lượng CSGT đường bộ-đường sắt.
- 12 tập thể, 10 cá nhân lập công xuất sắc được phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân.
- 64 đồng chí hy sinh Anh dũng được công nhận Liệt sỹ, hàng ngàn đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ;
- Hàng vạn lượt CBCS được các cấp khen thưởng;
- Riêng Cục CSGT đường bộ- đường sắt được Nhà nước tặng Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Ba; 01 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng VTND; 3 đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; 01 đơn vị được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; 2 đơn vị được tặng lãng hoa của Bác Tôn; 12 đ/c Hy sinh anh dũng được truy tặng Liệt sỹ, 08 đ/c Thương binh, 15 đ/c được Trung ương đoàn tặng Huy chương Tuổi trẻ dũng cảm Bảo vệ Tổ quốc; từ năm 1996 đến nay, được Chính phủ tặng 5 Cờ thi đua, 6 Bằng khen; Bộ Công an tặng 6 Cờ đơn vị thi đua xuất sắc và 5 Bằng khen. Đặc biệt ngày 09/4/2008, Cục CSGT đường bộ- đường sắt đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
LỰC LƯỢNG CHỦ CÔNG TRÊN MẶT TRẬN BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Trải qua 63 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền mà trực tiếp thường xuyên là Đảng uỷ CATW, lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt nói chung và cán bộ, chiến sỹ Cục Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt nói riêng đã khắc phục khó khăn, gian khổ, hy sinh, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực sự là lực lượng chủ công, nòng cốt trên mặt trận bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Trưởng thành qua từng giai đoạn
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, các tổ chức tiền thân của CSGT được thành lập như Đội Công an chỉ đường, Đội Công an kiểm tra xe tải thuộc Ban trật tự có nhiệm vụ hướng dẫn giao thông, kiểm soát công khai, kiểm tra giúp đỡ người qua lại ở các tuyến đường giao thông quan trọng, các ngã tư đường lớn, các khu vực giáp ranh giữa ta và địch..., đã góp phần tích cực cùng các lực lượng CAND, Quân đội nhân dân, Du kích địa phương TTKS bảo vệ các cuộc hành quân, trú quân; bảo vệ sửa chữa, làm mới cầu đường, bảo vệ vận chuyển, hàng hoá, lương thực, vũ khí; kịp thời chi viện cho các chiến trường.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, các mục tiêu giao thông vận tải: đường xá, phương tiện, nhà ga... là trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của đế quốc Mỹ, hòng cắt đứt chi viện của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyền miền Nam. Với khẩu hiệu “mặt đường, sông nước là chiến trường, phương tiện là vũ khí”, và quyết tâm sắt đá “sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Địch phá ta sửa ta đi”, “Địch lại phá, ta lại sửa ta đi” và “Địch phá ta cứ đi”,… lực lượng Cảnh sát giao thông đã bám trụ kiên cường trên từng tuyến đường, cây cầu, chuyến tầu, nhà ga, bến phà và những trọng điểm địch đánh phá ác liệt để chỉ huy, hướng dẫn, điều hoà giao thông, đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt, an toàn; cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân; phối hợp cùng thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, công nhân cầu, phà và nhân dân sửa chữa đường, bắc cầu, phá bom nổ chậm, mở đường, thông tuyến cho tầu, xe qua lại an toàn.
Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập, thống nhất, nhiệm vụ bảo đảm TTAT giao thông đường bộ- đường sắt đặt ra hết sức nặng nề, phức tạp, Ty Công an đường sắt, Cục Cảnh sát bảo vệ giao thông và Công an các tỉnh, thành phố đã cử nhiều lượt CBCS CSGT tăng cường cho các địa phương Miền Nam ổn định và giữ gìn TTATGT; tiếp quản và triển khai công tác đăng ký phương tiện, tăng cường lực lượng bảo vệ tuyến đường sắt thống nhất. bảo đảm giao thông trên các tuyến quốc lộ và giao thông đô thị.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, trong điều kiện cơ sơ hạ tầng giao thông còn nhiều yếu kém, bất cập; phương tiện giao thông vận tải và người tham gia giao thông có bước phát triển đột phá về số lượng, chủng loại; tốc độ đô thị hoá tăng nhanh tạo ra những phức tạp mới về ATGT. Trên cơ sở nắm chắc tình hình trật tự an toàn giao thông trong từng giai đoạn phát triển, Cục CSGT đường bộ- đường sắt đã trực tiếp tham mưu cho Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài ngành nghiên cứu xây dựng báo cáo với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ ban hành và triển khai thực hiện hàng trăm văn bản qui phạm pháp luật, từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Lực lượng chủ công, nòng cốt trên mặt trận bảo đảm TTATGT